Số buổi tiếp công dân trong một tuần tại các đơn vị sự nghiệp công lập là bao nhiêu buổi trên một tuần?
- Số buổi tiếp công dân trong một tuần tại đơn vị sự nghiệp công lập là bao nhiêu?
- Khi tiếp công dân nếu có khiếu nại, tố cáo thì cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập tiếp nhận xử lý bước đầu thế nào?
- Thời gian ra thông báo kết quả xử lý đơn khiếu nại, tố cáo của các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập là bao lâu?
Số buổi tiếp công dân trong một tuần tại đơn vị sự nghiệp công lập là bao nhiêu?
Tại khoản 3 Điều 4 Luật Tiếp công dân 2013 quy định vấn đề này như sau:
"Điều 4. Trách nhiệm tiếp công dân
...
3. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tổ chức chính trị, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan thuộc Chính phủ, đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức việc tiếp công dân phù hợp với yêu cầu, quy mô, tính chất hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình."
Theo đó thì từng đơn vị sự nghiệp sự tự ban hành quy chế tiếp công dân cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Chị có thể kiểm tra lại quy chế của đơn vị mình để được rõ nhé.
Số buổi tiếp công dân trong một tuần tại các đơn vị sự nghiệp công lập là bao nhiêu buổi trên một tuần? (Hình từ Internet)
Khi tiếp công dân nếu có khiếu nại, tố cáo thì cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập tiếp nhận xử lý bước đầu thế nào?
Về xử lý bước đầu khi có đơn khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định tại Điều 25 Luật Tiếp công dân 2013 như sau:
"Điều 25. Tiếp nhận và xử lý bước đầu khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh
1. Khi công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì người tiếp công dân có trách nhiệm đón tiếp, yêu cầu họ nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có); tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hoặc hướng dẫn người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trình bày nội dung vụ việc.
2. Nội dung trình bày phải được ghi vào sổ tiếp công dân gồm; số thứ tự, ngày tiếp, họ tên, địa chỉ, nội dung sự việc, quá trình xem xét, giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền (nếu có); yêu cầu, đề nghị của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; việc tiếp nhận, xử lý vụ việc.
Trường hợp người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh chưa có đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì người tiếp công dân hướng dẫn viết đơn hoặc ghi lại đầy đủ, chính xác nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh bằng văn bản và yêu cầu họ ký xác nhận hoặc điểm chỉ; trường hợp nội dung trình bày chưa rõ ràng, đầy đủ thì người tiếp công dân đề nghị người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trình bày bổ sung hoặc bổ sung tài liệu, chứng cứ.
3. Trường hợp trong đơn vừa có nội dung khiếu nại, vừa có nội dung tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì người tiếp công dân hướng dẫn người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh viết thành đơn riêng để khiếu nại, tố cáo, kiến nghị hoặc phản ánh với cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật."
Như vậy khi các đơn vị sự nghiệp công lập tiếp nhận được các đơn khiếu nại, tố cáo thì sẽ thực hiện bước đầu theo quy định nêu trên.
Thời gian ra thông báo kết quả xử lý đơn khiếu nại, tố cáo của các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập là bao lâu?
Về thời gian ra thông báo căn cứ quy định tại Điều 28 Luật Tiếp công dân 2013 có nội dung như sau:
"Điều 28. Thông báo kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh
1. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, người tiếp công dân có trách nhiệm trả lời trực tiếp hoặc thông báo bằng văn bản đến người đã đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một trong các nội dung sau đây:
a) Khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đã được thụ lý để giải quyết;
b) Việc xem xét khiếu nại, tố cáo để thụ lý cần kéo dài thời gian do cần xác minh thêm theo quy định của Luật khiếu nại, Luật tố cáo;
c) Từ chối thụ lý đối với khiếu nại, tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình hoặc không đủ điều kiện thụ lý;
d) Nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đã được chuyển đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.
2. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo có trách nhiệm thông báo kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo cho người khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo quy định tại khoản 2 Điều 27 của Luật này, cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, Ban tiếp công dân có trách nhiệm thông báo cho người khiếu nại, tố cáo về kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo trong trường hợp người đó đã có yêu cầu trước đó."
Như vậy thời gian ra thông báo kết quả xử lý đơn khiếu nại, tố cáo được thực hiện trong vòn 10 ngày kể từ khi tiếp nhận nội dung khiếu nại, tố cáo. Các trường hợp đặc biệt khác thực hiện theo quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bình đẳng giới trong gia đình là gì? Vi phạm quyền bình đẳng giới trong gia đình có bị xử phạt không?
- Mẫu đơn xin điều chỉnh thiết kế xây dựng mới nhất? 02 trường hợp được điều chỉnh thiết kế xây dựng?
- Tổng hợp mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới nhất? Hướng dẫn cách viết mẫu?
- Phương pháp luận triết học là gì? Các phương pháp luận triết học? Mục tiêu của môn Triết học Mác Lênin là gì?
- Kết quả thực hiện công tác bảo dưỡng công trình xây dựng có lập hồ sơ không? Hồ sơ bảo trì công trình xây dựng?