Sinh viên vì hoàn cảnh khó khăn chưa trả được nợ thì có được đề nghị điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hay không?
- Tổ chức nào có thẩm quyền quyết định kỳ hạn trả nợ đối với sinh viên có hoàn cảnh khó khăn?
- Sinh viên được quyền thỏa thuận về kỳ hạn trả nợ toàn bộ số tiền vay với Ngân hàng Chính sách xã hội hay không?
- Sinh viên vì hoàn cảnh khó khăn chưa trả được nợ thì có được đề nghị điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hay không?
Tổ chức nào có thẩm quyền quyết định kỳ hạn trả nợ đối với sinh viên có hoàn cảnh khó khăn?
Tại Điều 6 Quyết định 157/2007/QĐ-TTg có quy định về thời hạn cho vay đối với sinh viên có hoàn cảnh khó khăn như sau:
"Điều 6. Thời hạn cho vay:
1. Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ ngày đối tượng được vay vốn bắt đầu nhận vốn vay cho đến ngày trả hết nợ (gốc và lãi) được ghi trong hợp đồng tín dụng. Thời hạn cho vay bao gồm thời hạn phát tiền vay và thời hạn trả nợ.
2. Thời hạn phát tiền vay là khoảng thời gian tính từ ngày đối tượng được vay vốn nhận món vay đầu tiên cho đến ngày học sinh, sinh viên kết thúc khóa học, kể cả thời gian học sinh, sinh viên được các trường cho phép nghỉ học có thời hạn và được bảo lưu kết quả học tập (nếu có). Thời hạn phát tiền vay được chia thành các kỳ hạn phát tiền vay do Ngân hàng Chính sách xã hội quy định hoặc thỏa thuận với đối tượng được vay vốn.
3. Thời hạn trả nợ là khoảng thời gian tính từ ngày đối tượng được vay vốn trả món nợ đầu tiên đến ngày trả hết nợ (gốc và lãi). Đối với các chương trình đào tạo có thời gian đào tạo không quá một năm, thời hạn trả nợ tối đa bằng 2 lần thời hạn phát tiền vay, đối với các chương trình đào tạo khác, thời hạn trả nợ tối đa bằng thời hạn phát tiền vay. Thời hạn trả nợ được chia thành các kỳ hạn trả nợ do Ngân hàng Chính sách xã hội quy định."
Dựa vào quy định trên, có thể thấy khi sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tham gia chính sách tín dụng để góp phần trang trải chi phí cho việc học tập, sinh hoạt, pháp luật hiện hành cũng quy định cụ thể thời hạn cho vay (bao gồm thời hạn phát tiền vay và thời hạn trả nợ) cụ thể như trên.
Trong đó, Ngân hàng Chính sách xã hội là tổ chức có thẩm quyền quy định thời hạn trả nợ, mà thời hạn này sẽ được chia thành các kỳ hạn trả nợ cụ thể, tạo cơ hội tối đa cho sinh viên.
Sinh viên được quyền thỏa thuận về kỳ hạn trả nợ toàn bộ số tiền vay với Ngân hàng Chính sách xã hội hay không?
Căn cứ khoản 5.1 và khoản 5.2 Điều 5 Hướng dẫn 2162A/NHCS-TD năm 2007, định kỳ hạn trả nợ và thu nợ đối với sinh viên được quy định cụ thể như sau:
"5. Định kỳ hạn trả nợ, thu nợ, thu lãi tiền vay:
5.1. Định kỳ hạn trả nợ:
a. Khi giải ngân số tiền cho vay của kỳ học cuối cùng, NHCSXH nơi cho vay cùng người vay thoả thuận việc định kỳ hạn trả nợ của toàn bộ số tiền cho vay. Người vay phải trả nợ gốc và lãi tiền vay lần đầu tiên khi HSSV có việc làm, có thu nhập nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày HSSV kết thúc khoá học. Số tiền cho vay được phân kỳ trả nợ tối đa 6 tháng 1 lần, phù hợp với khả năng trả nợ của người vay do Ngân hàng và người vay thoả thuận ghi vào Khế ước nhận nợ.
b. Trường hợp người vay vốn cho nhiều HSSV cùng một lúc, nhưng thời hạn ra trường của từng HSSV khác nhau, thì việc định kỳ hạn trả nợ được thực hiện khi giải ngân số tiền cho vay kỳ học cuối của HSSV ra trường sau cùng.
5.2. Thu nợ gốc:
a. Việc thu nợ gốc được thực hiện theo phân kỳ trả nợ đã thoả thuận trong Khế ước nhận nợ.
b. Trường hợp người vay có khó khăn chưa trả được nợ gốc theo đúng kỳ hạn trả nợ thì được theo dõi vào kỳ hạn trả nợ tiếp theo.
..."
Có thể thấy, khi giải ngân số tiền cho vay của kỳ học cuối cùng, NHCSXH nơi cho vay cùng người vay thoả thuận việc định kỳ hạn trả nợ của toàn bộ số tiền cho vay.
Sinh viên vì hoàn cảnh khó khăn chưa trả được nợ thì có được đề nghị điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hay không?
Sinh viên vì hoàn cảnh khó khăn chưa trả được nợ thì có được đề nghị điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hay không? (Hình từ Internet)
Tại Điều 11 Quyết định 157/2007/QĐ-TTg có quy định về việc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ như sau:
"Điều 11. Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn trả nợ và chuyển nợ quá hạn:
1. Đến kỳ trả nợ cuối cùng, người vay có khó khăn chưa trả được nợ, phải có văn bản đề nghị gia hạn nợ thì được Ngân hàng Chính sách xã hội xem xét cho gia hạn nợ cho đối tượng vay vốn; thời gian gia hạn nợ tối đa bằng 1/2 thời hạn trả nợ.
2. Trường hợp đối tượng được vay vốn không trả nợ đúng hạn theo kỳ hạn trả nợ cuối cùng và không được phép gia hạn nợ, Ngân hàng Chính sách xã hội chuyển thành nợ quá hạn. Ngân hàng Chính sách xã hội phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội có biện pháp thu hồi nợ.
3. Ngân hàng Chính sách xã hội quy định cụ thể việc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn trả nợ và chuyển nợ quá hạn."
Dẫn chiếu đến quy định về chuyển nợ quá hạn tại Điều 7 Hướng dẫn 2162A/NHCS-TD năm 2007 có hướng dẫn về việc chuyển nợ quá hạn như sau:
"7. Chuyển nợ quá hạn
Trường hợp, người vay không trả nợ đúng hạn theo kỳ hạn trả nợ cuối cùng và không được NHCSXH cho gia hạn nợ thì chuyển toàn bộ số dư nợ sang nợ quá hạn.
Sau khi chuyển nợ quá hạn, ngân hàng nơi cho vay phối hợp với chính quyền sở tại, các tổ chức chính trị xã hội, Tổ TK&VV và tổ chức, cá nhân sử dụng lao động là HSSV đã được vay vốn để thu hồi nợ. Trường hợp, người vay có khả năng trả nợ nhưng không trả thì xem xét chuyển hồ sơ sang cơ quan pháp luật để xử lý thu hồi vốn theo quy định của pháp luật."
Như vậy, trường hợp đến kỳ trả nợ cuối cùng mà người vay có khó khăn chưa trả được nợ thì có thể gửi văn bản đề nghị gia hạn nợ.
Ngân hàng Chính sách xã hội xem xét cho gia hạn nợ cho đối tượng vay vốn; thời gian gia hạn nợ tối đa bằng 1/2 thời hạn trả nợ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?