Sinh viên đại học được xin nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả đã học trong các trường hợp nào?
Sinh viên đại học được xin nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả đã học trong các trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 15 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT thì Sinh viên đại học được xin nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả đã học trong các trường hợp sau:
- Được điều động vào lực lượng vũ trang;
- Được cơ quan có thẩm quyền điều động, đại diện quốc gia tham dự các kỳ thi, giải đấu quốc tế;
- Bị ốm, thai sản hoặc tai nạn phải điều trị thời gian dài có chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế;
- Vì lý do cá nhân khác nhưng đã phải học tối thiểu 01 học kỳ ở cơ sở đào tạo và không thuộc các trường hợp bị xem xét buộc thôi học hoặc xem xét kỷ luật.
Trên đây là 04 trường hợp quy định khi sinh viên đại học được xin nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả đã học.
Mẫu đơn xin nghỉ học tạm thời mới nhất 2023: Tại Đây
Sinh viên đại học được xin nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả đã học trong các trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Sinh viên đại học tự thôi học thì có được xin tiếp tục học lại hay không?
Tại khoản 3 Điều 15 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định như sau:
Nghỉ học tạm thời, thôi học
...
3. Sinh viên xin thôi học vì lý do cá nhân, trừ trường hợp bị xem xét buộc thôi học hoặc xem xét kỷ luật. Những sinh viên này muốn quay trở lại học phải dự tuyển đầu vào như những thí sinh khác.
4. Quy chế của cơ sở đào tạo quy định cụ thể về điều kiện, thẩm quyền, thủ tục xét nghỉ học tạm thời, tiếp nhận trở lại học và cho thôi học; việc bảo lưu và công nhận kết quả học tập đã tích lũy đối với sinh viên xin thôi học.
Theo đó đối với sinh viên đại học tự thôi học khi muốn học lại phải dự tuyển đầu vào như những thí sinh khác.
Điều kiện để công nhận tốt nghiệp cho sinh viên đại học hiện nay như thế nào?
Về điều kiện công nhận tốt nghiệp được quy định tại Điều 14 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT, cụ thể như sau:
Công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp
1. Sinh viên được xét và công nhận tốt nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:
a) Tích lũy đủ học phần, số tín chỉ và hoàn thành các nội dung bắt buộc khác theo yêu cầu của chương trình đào tạo, đạt chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo;
b) Điểm trung bình tích lũy của toàn khóa học đạt từ trung bình trở lên;
c) Tại thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập.
2. Những sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp được hiệu trưởng cơ sở đào tạo ra quyết định công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp trong thời hạn 03 tháng tính từ thời điểm sinh viên đáp ứng đầy đủ điều kiện tốt nghiệp và hoàn thành nghĩa vụ với cơ sở đào tạo.
3. Hạng tốt nghiệp được xác định căn cứ vào điểm trung bình tích lũy toàn khoá được quy định tại khoản 5 Điều 10 của Quy chế này, trong đó, hạng tốt nghiệp của sinh viên có điểm trung bình tích lũy loại xuất sắc và giỏi sẽ bị giảm đi một mức nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Khối lượng của các học phần phải học lại vượt quá 5% so với tổng số tín chỉ quy định cho toàn chương trình;
b) Sinh viên đã bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên trong thời gian học.
4. Sinh viên đã hết thời gian học tập tối đa theo quy định nhưng chưa đủ điều kiện tốt nghiệp do chưa hoàn thành những học phần Giáo dục quốc phòng-an ninh hoặc Giáo dục thể chất hoặc chưa đạt chuẩn đầu ra về ngoại ngữ, công nghệ thông tin, trong thời hạn 03 năm tính từ khi thôi học được hoàn thiện các điều kiện còn thiếu và đề nghị xét công nhận tốt nghiệp.
5. Sinh viên không tốt nghiệp được cấp chứng nhận về các học phần đã tích luỹ trong chương trình đào tạo của cơ sở đào tạo.
6. Quy chế của cơ sở đào tạo quy định:
a) Quy trình, thủ tục xét và công nhận tốt nghiệp, thời gian và số lần xét tốt nghiệp trong năm;
b) Việc bảo lưu, công nhận kết quả học tập đã tích lũy đối với sinh viên không tốt nghiệp;
c) Việc cho phép sinh viên hết thời gian học chính quy được chuyển qua học hình thức vừa làm vừa học, đào tạo từ xa tương ứng (nếu có) của cơ sở đào tạo nếu còn trong thời gian học tập theo quy định đối với hình thức đào tạo chuyển đến.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong tố tụng dân sự trợ giúp viên pháp lý có được làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự?
- Cách tiếp cận từ chi phí là gì? Cách tiếp cận từ chi phí thường được áp dụng trong trường hợp nào?
- Thành viên sáng lập của ngân hàng liên doanh là doanh nghiệp không phải ngân hàng phải đáp ứng các điều kiện gì?
- Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là gì? Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là gì? Trách nhiệm dân sự của pháp nhân?
- Mức phạt sử dụng giấy phép lái xe đã bị trừ hết điểm theo Nghị định 168/2024? Sử dụng giấy phép lái xe hết điểm bị phạt bao nhiêu?