Siêu thị kinh doanh sữa hết hạn sử dụng sẽ bị xử phạt như thế nào? Quản lý thị trường có quyền xử phạt siêu thị kinh doanh sữa hết hạn sử dụng hay không?
Siêu thị kinh doanh sữa hết hạn sử dụng sẽ bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ Điều 17 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định hành vi vi phạm về thời hạn sử dụng của hàng hóa, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác như sau:
"1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng:
a) Kinh doanh hàng hóa (trừ thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi) quá hạn sử dụng ghi trên nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa;
b) Đánh tráo, thay đổi nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc tẩy xóa, sửa chữa thời hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc thực hiện hành vi gian lận khác nhằm kéo dài thời hạn sử dụng của hàng hóa;
c) Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ;
d) Mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, tiêu thụ khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đến dưới 3.000.000 đồng.
...
13. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 14 Điều này;
b) Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
14. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, b và c khoản 1 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Theo đó, siêu thị kinh doanh sữa hết hạn sử dụng giá trị 1,2 triệu đồng sẽ áp dụng khoản 2 với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Bởi mức phạt tiền quy định tại điều này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Siêu thị là tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân (khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP).
Đồng thời buộc tiêu hủy 3 thùng sữa và nộp lại số lợi bất hợp pháp có được.
Siêu thị kinh doanh sữa hết hạn sử dụng sẽ bị xử phạt như thế nào? Quản lý thị trường có quyền xử phạt siêu thị kinh doanh sữa hết hạn sử dụng hay không?
Quản lý thị trường có quyền xử phạt siêu thị kinh doanh sữa hết hạn sử dụng hay không?
Căn cứ Điều 82 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 45 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định thẩm quyền xử phạt của Quản lý thị trường như sau:
"1. Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường, Trưởng phòng Nghiệp vụ thuộc Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này, trừ biện pháp quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
3. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường thuộc Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
4. Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định này;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này."
Theo đó, siêu thị kinh doanh sữa hết hạn sử dụng giá trị 1,2 triệu đồng sẽ áp dụng khoản 2 với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nên sẽ thuộc phạm vi thẩm quyền từ cấp Đội trưởng Đội Quản lý thị trường, Trưởng phòng Nghiệp vụ thuộc Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường trở lên chứ kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ không đủ thẩm quyền xử phạt.
Mua phải sữa hết hạn sử dụng người tiêu dùng nên làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?
Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, anh cần mang toàn bộ hóa đơn đã mua hàng, các thùng sữa hết hạn đến yêu cầu Ban quản lý của siêu thị kiểm tra, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc bán hàng hết hạn sử dụng và có câu trả lời chính thức, có giải pháp khắc phục hậu quả cho anh.
Trường hợp siêu thị không giải quyết, anh nên liên hệ trực tiếp hoặc làm đơn khiếu nại, kèm theo hóa đơn mua hàng, ảnh chụp các thùng sữa hết hạn và gửi đến cơ quan có thẩm quyền.
Bên cạnh đó, qua sự việc này, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình và gia đình, anh nên lựa chọn kỹ lưỡng hàng hóa, kiểm tra kỹ thời hạn sử dụng trước khi mua.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Loại gỗ nào thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu? Ai có thẩm quyền cho phép xuất khẩu loại gỗ này?
- Thưởng cuối năm là gì? Công ty phải thưởng cuối năm cho nhân viên? Tiền thưởng cuối năm có đóng thuế TNCN?
- Báo cáo kế hoạch đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công là gì? Thời hạn gửi báo cáo trung hạn vốn NSNN?
- 04 nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng? Hợp đồng xây dựng được phân loại theo các tiêu chí nào?
- Lịch âm dương 2024, Lịch vạn niên 2024 mới nhất: Còn bao nhiêu ngày nữa hết năm 2024 dương và âm lịch?