Siêu bão cuồng phong YAGI là gì? Sức phá hoại của Siêu bão cuồng phong YAGI nguy hiểm như thế nào?
Siêu bão cuồng phong YAGI là gì?
Căn cứ tại khoản 7, 8, 9 Điều 4 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg quy định như sau:
...
7. Bão là một xoáy thuận nhiệt đới có sức gió mạnh nhất từ cấp 8 trở lên và có thể có gió giật. Bão có sức gió mạnh nhất từ cấp 10 đến cấp 11 gọi là bão mạnh, từ cấp 12 đến cấp 15 gọi là bão rất mạnh, từ cấp 16 trở lên gọi là siêu bão (Phụ lục III Quyết định này).
8. Bão hoặc áp thấp nhiệt đới đổ bộ là khi tâm bão, tâm áp thấp nhiệt đới đã vào đất liền.
9. Bão hoặc áp thấp nhiệt đới tan là bão, áp thấp nhiệt đới đã suy yếu thành vùng áp thấp có sức gió mạnh nhất dưới cấp 6.
...
Đồng thời, căn cứ tại HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT XÂY DỰNG PHÒNG VÀ GIẢM THIỂU THIỆT HẠI DO GIÓ, BÃO CHO NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH do Bộ Xây dựng (Viện Khoa học công nghệ xây dựng) ban hành Tải về:
Trong năm nay, cơn bão số 3 (có tên quốc tế là bão Yagi) là cơn bão thứ 3 hoạt động trên Biển Đông tính trong một năm.
Siêu bão yagi có thể được hiểu là cơn bão Yagi đã đạt sức gió mạnh nhất từ cấp 16 trở lên.
Và Siêu bão cuồng phong YAGI là Siêu bão yagi đã đạt sức gió mạnh nhất từ cấp 18 trở lên.
Siêu bão cuồng phong YAGI là gì? Sức phá hoại của Siêu bão cuồng phong YAGI nguy hiểm như thế nào? (Hình từ Internet)
Sức phá hoại của Siêu bão cuồng phong YAGI?
Căn cứ tại HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT XÂY DỰNG PHÒNG VÀ GIẢM THIỂU THIỆT HẠI DO GIÓ, BÃO CHO NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH do Bộ Xây dựng (Viện Khoa học công nghệ xây dựng) ban hành Tải về thì:
Sức phá hoại của Siêu bão cuồng phong YAGI như sau:
Về tình trạng mặt biển: Sóng biển vô cùng mạnh, đánh đắm tàu biển có trọng tải rất lớn.
Về tình trạng mặt đất: Sức phá hoại cực lớn. Phá các toa xe picnic và xe container... Giật tàu hỏa ra khỏi đường ray. Thổi bay các căn nhà cấp 4 dạng vừa.
Người dân cần chuẩn bị những gì để ứng phó với diễn biến tình hình Siêu bão YAGI?
Để ứng phó siêu bão YAGI, theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 được sửa đổi bởi điểm d khoản 4 Điều 54 Luật Phòng thủ dân sự 2023, căn cứ vào loại thiên tai, cấp độ rủi ro thiên tai xảy ra, Ban chỉ đạo phòng thủ dân sự quốc gia; ban chỉ huy phòng thủ dân sự Bộ, cơ quan ngang Bộ; ban chỉ huy phòng thủ dân sự địa phương quyết định lựa chọn một hoặc một số biện pháp phù hợp. Theo đó, người dân cần chuẩn bị thực hiện theo chỉ đạo cụ thể:
(1) Sơ tán người ra khỏi khu vực nguy hiểm, nơi không bảo đảm an toàn; tập trung triển khai biện pháp bảo đảm an toàn cho người, đặc biệt đối tượng dễ bị tổn thương trong tình huống thiên tai khẩn cấp;
(2) Di chuyển tàu thuyền, phương tiện nuôi trồng thuỷ sản trên biển, ven biển, trên sông ra khỏi khu vực nguy hiểm; tổ chức kiểm đếm, hướng dẫn tàu thuyền neo đậu hoặc thực hiện biện pháp khác để bảo đảm an toàn;
(3) Thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn đối với nhà cửa, công sở, bệnh viện, trường học, kho tàng, công trình và cơ sở kinh tế, an ninh, quốc phòng;
(4) Chủ động thực hiện biện pháp bảo vệ sản xuất;
(5) Kiểm tra, phát hiện và xử lý sự cố công trình phòng, chống thiên tai, công trình trọng điểm về kinh tế - xã hội và an ninh, quốc phòng;
(6) Giám sát, hướng dẫn và chủ động thực hiện việc hạn chế hoặc cấm người, phương tiện đi vào khu vực nguy hiểm trên sông, trên biển, khu vực và tuyến đường bị ngập sâu, khu vực có nguy cơ sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy và khu vực nguy hiểm khác;
(7) Bảo đảm giao thông và thông tin liên lạc đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai;
(9) Thực hiện hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu chữa người bị thương, hỗ trợ lương thực, thuốc chữa bệnh, nước uống và nhu yếu phẩm khác tại khu vực bị chia cắt, khu vực ngập lụt nghiêm trọng và địa điểm sơ tán;
(8) Bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản của Nhà nước và nhân dân tại khu vực xảy ra thiên tai;
(10) Huy động khẩn cấp và tuân thủ quyết định chỉ đạo, huy động khẩn cấp về nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm để kịp thời ứng phó với thiên tai.
07 Nguyên tắc cơ bản trong phòng, chống thiên tai được quy định tại Điều 4 Luật Phòng, chống thiên tai 2013
(1) Phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả.
(2) Phòng, chống thiên tai là trách nhiệm của Nhà nước, tổ chức, cá nhân, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, tổ chức và cá nhân chủ động, cộng đồng giúp nhau.
(3) Phòng, chống thiên tai được thực hiện theo phương châm bốn tại chỗ: chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ.
(4) Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, địa phương và quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành.
(5) Phòng, chống thiên tai phải bảo đảm tính nhân đạo, công bằng, minh bạch và bình đẳng giới.
(6) Phòng, chống thiên tai phải dựa trên cơ sở khoa học; kết hợp sử dụng kinh nghiệm truyền thống với tiến bộ khoa học và công nghệ; kết hợp giải pháp công trình và phi công trình; bảo vệ môi trường, hệ sinh thái và thích ứng với biến đổi khí hậu.
(7) Phòng, chống thiên tai được thực hiện theo sự phân công, phân cấp, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng và phù hợp với các cấp độ rủi ro thiên tai.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hành vi hành chính của cơ quan nào bị khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh?
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?