Sĩ quan dự bị là gì? Kế hoạch đào tạo sĩ quan dự bị do cơ quan nào xây dựng? Được trình cho ai?
Sĩ quan dự bị là gì?
Hiện nay, pháp luật không giải thích sĩ quan dự bị là gì, tuy nhiên theo Điều 5 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân 1999 quy định như sau:
Nguồn bổ sung sĩ quan tại ngũ
Những người sau đây được tuyển chọn bổ sung cho đội ngũ sĩ quan tại ngũ:
1. Hạ sĩ quan, binh sĩ tốt nghiệp các trường đào tạo sĩ quan hoặc các trường đại học ngoài quân đội;
2. Hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành tốt nhiệm vụ chiến đấu;
3. Quân nhân chuyên nghiệp và công chức quốc phòng tại ngũ tốt nghiệp đại học trở lên đã được đào tạo, bồi dưỡng chương trình quân sự theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
4. Cán bộ, công chức ngoài quân đội và những người tốt nghiệp đại học trở lên được điều động vào phục vụ trong quân đội đã được đào tạo, bồi dưỡng chương trình quân sự theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
5. Sĩ quan dự bị.
Đồng thời, theo khoản 3 Điều 7 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 (được sửa đổi bởi Điều 2 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008) có quy định:
Giải thích từ ngữ
...
3. Ngạch sĩ quan dự bị là ngạch gồm những sĩ quan thuộc lực lượng dự bị động viên được đăng ký, quản lý, huấn luyện để sẵn sàng huy động vào phục vụ tại ngũ.
...
Như vậy, có thể hiểu sĩ quan dự bị là những người được tuyển chọn bổ sung cho đội ngũ sĩ quan tại ngũ, gồm những sĩ quan thuộc lực lượng dự bị động viên được đăng ký, quản lý, huấn luyện cho đội ngũ sĩ quan tại ngũ.
Sĩ quan dự bị là gì? Kế hoạch đào tạo sĩ quan dự bị do cơ quan nào xây dựng? Được trình cho ai? (hình từ internet)
Kế hoạch đào tạo sĩ quan dự bị do cơ quan nào xây dựng? Được trình cho ai?
Theo Điều 5 Nghị định 78/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Kế hoạch đào tạo sĩ quan dự bị
1. Hằng năm, các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng đề xuất nhu cầu đào tạo sĩ quan dự bị, báo cáo Bộ Quốc phòng.
2. Bộ Quốc phòng xây dựng kế hoạch đào tạo sĩ quan dự bị, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định và giao chỉ tiêu, nhiệm vụ tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là bộ), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định số lượng cụ thể từng loại sĩ quan dự bị cần đào tạo của các bộ và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Như vậy, Bộ Quốc phòng xây dựng kế hoạch đào tạo sĩ quan dự bị, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định và giao chỉ tiêu, nhiệm vụ tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Đối tượng nào được tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị?
Theo Điều 4 Nghị định 78/2020/NĐ-CP quy định về đối tượng, tiêu chuẩn tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị như sau:
Đối tượng, tiêu chuẩn tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị
1. Đối tượng tuyển chọn
a) Quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan chuẩn bị xuất ngũ;
b) Hạ sĩ quan dự bị, cán bộ, công chức, viên chức và công dân tốt nghiệp đại học trở lên;
c) Sinh viên khi tốt nghiệp đại học.
2. Tiêu chuẩn tuyển chọn
a) Tiêu chuẩn chung
Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này có lịch sử chính trị của gia đình và bản thân rõ ràng, là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoặc có đủ tiêu chuẩn chính trị để bồi dưỡng phát triển thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam; có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và Nhân dân; có trình độ, kiến thức chuyên môn, học vấn, tuổi đời phù hợp với từng đối tượng; sức khỏe từ loại 01 đến loại 03 theo quy định tuyển chọn sức khỏe tuyển quân, tuyển sinh quân sự của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
...
Như vậy, đối tượng tuyển chọn sĩ quan dự bị bao gồm:
- Quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan chuẩn bị xuất ngũ;
- Hạ sĩ quan dự bị, cán bộ, công chức, viên chức và công dân tốt nghiệp đại học trở lên;
- Sinh viên khi tốt nghiệp đại học.
Lưu ý: Tiêu chuẩn chung tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị được quy định như sau:
- Có lịch sử chính trị của gia đình và bản thân rõ ràng, là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoặc có đủ tiêu chuẩn chính trị để bồi dưỡng phát triển thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam;
- Có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và Nhân dân;
- Có trình độ, kiến thức chuyên môn, học vấn, tuổi đời phù hợp với từng đối tượng;
- Sức khỏe từ loại 01 đến loại 03 theo quy định tuyển chọn sức khỏe tuyển quân, tuyển sinh quân sự của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?
- Chức năng của công tác xã hội là gì? Công tác xã hội có góp phần thúc đẩy công bằng xã hội hay không?
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?