Sĩ quan dự bị động viên là Phó trợ lý chính trị tiểu đoàn thì có được hưởng mức phụ cấp trách nhiệm không?
- Sĩ quan dự bị động viên là Phó trợ lý chính trị tiểu đoàn thì có được hưởng mức phụ cấp trách nhiệm không?
- Sĩ quan dự bị động viên là Phó trợ lý chính trị tiểu đoàn thì được hưởng mức phụ cấp là bao nhiêu?
- Quân nhân dự bị đang trong thời gian tập trung huấn luyện thì gia đình có được hưởng trợ cấp gì không?
Sĩ quan dự bị động viên là Phó trợ lý chính trị tiểu đoàn thì có được hưởng mức phụ cấp trách nhiệm không?
Căn cứ quy định tại Điều 29 Luật Lực lượng dự bị động viên 2019 quy định điều kiện được hưởng phụ cấp trách nhiệm như sau:
"Điều 29. Phụ cấp đối với quân nhân dự bị được xếp, bổ nhiệm chức vụ chỉ huy đơn vị dự bị động viên
1. Quân nhân dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên được hưởng phụ cấp.
2. Quân nhân dự bị được bổ nhiệm giữ chức vụ chỉ huy đơn vị dự bị động viên từ tiểu đội trưởng hoặc tương đương trở lên được hưởng phụ cấp trách nhiệm quản lý đơn vị và thôi hưởng phụ cấp quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Chính phủ quy định mức phụ cấp, điều kiện và thời gian được hưởng phụ cấp."
Theo quy định quân nhân chỉ cần được xếp vào đơn vị dự bị động viên thì sẽ được hưởng phụ cấp.
Nhưng để được hưởng phụ cấp trách nhiệm thì phải được bổ nhiệm giữ chức vụ chỉ huy đơn vị dự bị động viên từ tiểu đội trưởng hoặc tương đương trở lên.
Như vậy trường hợp bạn là sĩ quan dự bị và là Phó trợ lý chính trị tiểu đoàn thì chỉ chưa đủ điều kiện để được nhận phụ cấp trách nhiệm.
Điều kiện hưởng phụ cấp trách nhiệm đối với sĩ quan dự bị động viên là gì? (Hình từ internet)
Sĩ quan dự bị động viên là Phó trợ lý chính trị tiểu đoàn thì được hưởng mức phụ cấp là bao nhiêu?
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 79/2020/NĐ-CP ngày 8/7/2020 của Chính phủ quy định chế độ, chính sách trong xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên quy định về mức phụ cấp như sau:
"Điều 3. Phụ cấp đối với quân nhân dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên; quân nhân dự bị được bổ nhiệm giữ chức vụ chỉ huy đơn vị dự bị động viên
1. Phụ cấp đối với quân nhân dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên
a) Mức 160.000 đồng/tháng đối với sĩ quan dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên.
b) Mức 320.000 đồng/năm đối với quân nhân chuyên nghiệp dự bị; hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên."
Vậy đối với sĩ quan dự bị đã sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên được hưởng phụ cấp đối với quân nhân dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên, mức hưởng 160.000 đồng/tháng.
Ngoài ra tại khoản 3 Điều này còn quy định về điều kiện về thời gian được hưởng phụ cấp như sau:
- Sĩ quan dự bị đã được xếp vào đơn vị dự bị động viên có thời gian xếp vào đơn vị dự bị động viên từ đủ 15 ngày trong tháng trở lên thì tháng đó được hưởng phụ cấp; dưới 15 ngày trong tháng thì tháng đó không được hưởng phụ cấp.
- Thời gian hưởng phụ cấp là khoảng thời gian quân nhân dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên; quân nhân dự bị được bổ nhiệm giữ chức vụ chỉ huy đơn vị dự bị động viên.
Quân nhân dự bị đang trong thời gian tập trung huấn luyện thì gia đình có được hưởng trợ cấp gì không?
Tại Điều 5 Nghị định số 79/2020/NĐ-CP có quy định về trợ cấp đối với gia đình quân nhân dự bị như sau:
"Điều 5. Trợ cấp đối với gia đình quân nhân dự bị
Gia đình quân nhân dự bị quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định này, được hưởng trợ cấp như sau:
1. Mức trợ cấp
a) Mức trợ cấp 160.000 đồng/ngày áp dụng đối với gia đình quân nhân dự bị thuộc diện đang lao động, học tập, làm việc trong các cơ quan, tổ chức và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
b) Mức trợ cấp 240.000 đồng/ngày áp dụng đối với gia đình quân nhân dự bị không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản này.
c) Trường hợp quân nhân dự bị ốm đau, tai nạn đi khám bệnh, chữa bệnh thì gia đình quân nhân dự bị được hưởng trợ cấp nhưng không vượt quá thời gian tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và huy động.
2. Tổ chức thực hiện
Sau khi kết thúc đợt tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và huy động, đơn vị trực tiếp huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và huy động lập danh sách quân nhân dự bị; xác nhận số ngày tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và huy động; mức trợ cấp gia đình quân nhân dự bị, gửi về Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện nơi quân nhân dự bị được gọi tập trung để chi trả trợ cấp cho gia đình quân nhân dự bị."
Theo đó chỉ có các gia đình của quân nhân dự bị được quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 79/2020/NĐ-CP mới được trợ cấp, cụ thể được quy định như sau:
"Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Quân nhân dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên; quân nhân dự bị được bổ nhiệm giữ chức vụ chỉ huy đơn vị dự bị động viên.
2. Quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện (huấn luyện, chuyển loại, chuyển hạng, bổ túc), diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và huy động khi chưa đến mức tổng động viên hoặc động viên cục bộ; học viên đào tạo sĩ quan dự bị.
3. Gia đình quân nhân dự bị thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này và gia đình hạ sĩ quan dự bị hạng một trong thời gian đào tạo sĩ quan dự bị.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan."
Như vậy quân nhân dự bị đang trong thời gian tập trung huấn luyện thì gia đình người đó sẽ được hưởng trợ cấp như đã trình bày phía trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?