Sẽ xây dựng Luật di sản văn hóa sửa đổi đúng không? Xây dựng Luật di sản văn hóa sửa đổi như thế nào?

Sắp tới sẽ xây dựng Luật di sản văn hóa sửa đổi ? Chính phủ đã có những yêu cầu, đề nghị nào cho hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật? - câu hỏi của anh Giang (Quảng Nam).

Chính phủ thảo luận đề nghị xây dựng Luật di sản văn hóa (sửa đổi)?

Về nội dung này Nghị quyết 159/NQ-CP năm 2022 về phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 11 năm 2022 có nêu rõ như sau:

Tại Phiên họp này, Chính phủ tập trung thảo luận, cho ý kiến về 02 Đề nghị xây dựng Luật quan trọng, phức tạp, có phạm vi điều chỉnh rộng và tác động lớn đến phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp và đời sống Nhân dân, gồm Đề nghị xây dựng Luật di sản văn hóa (sửa đổi) và Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

Như vậy tại phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 11 năm 2022 Chính phủ tập trung thảo luận, cho ý kiến về 02 Đề nghị xây dựng Luật quan trọng, gồm Đề nghị xây dựng Luật di sản văn hóa (sửa đổi) và Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

Sẽ xây dựng Luật di sản văn hóa sửa đổi đúng không? Xây dựng Luật di sản văn hóa sửa đổi như thế nào?

Sẽ xây dựng Luật di sản văn hóa sửa đổi đúng không? Xây dựng Luật di sản văn hóa sửa đổi như thế nào? (Hình từ Internet)

Xây dựng Luật di sản văn hóa (sửa đổi) như thế nào?

Tại Mục 1 Nghị quyết 159/NQ-CP năm 2022 về phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 11 năm 2022, Chính phủ đã yêu cầu Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo việc tiếp thu ý kiến của các bộ, cơ quan liên quan, tiếp tục nghiên cứu, làm rõ một số nội dung để hoàn thiện hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật, cụ thể:

- Tổng kết kỹ lưỡng việc thực hiện Luật di sản văn hóa hiện hành, đánh giá cụ thể những vướng mắc, bất cập, nguyên nhân chủ quan, khách quan và cơ sở thực tiễn của các quy định cần sửa đổi, xác định rõ phạm vi điều chỉnh cần bao quát của dự án Luật, tránh khoảng trống pháp lý bảo đảm cụ thể hóa chủ trương của Đảng và quy định của Hiến pháp về quyền "hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa”.

- Nghiên cứu, xác định những chính sách cụ thể để bảo đảm tính khả thi khi thực hiện việc bảo vệ, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, đồng thời đánh giả kỹ lưỡng, sâu sắc, toàn diện đối với từng chính sách, bảo đảm nội dung đánh giá tác động chính sách theo đúng quy định tại Điều 5 Nghị định 34/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 154/2020/NĐ-CP).

- Tiếp tục nghiên cứu, làm rõ nội dung chính sách về phân cấp, phân quyền trong quản lý di sản văn hóa theo hướng các cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương có trách nhiệm ban hành thể chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, tiêu chuẩn, quy chuẩn, điều kiện, phân bổ nguồn lực và tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, thi đua khen thưởng.... làm cơ sở cho các cơ quan địa phương quản lý di sản văn hóa đúng quy định, vừa phát huy giá trị của di sản văn hóa, vừa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Tăng cường nguồn lực tài chính cho địa phương thực hiện nhiệm vụ được phân cấp.

- Nghiên cứu cơ chế đầu tư phù hợp để khuyến khích đầu tư tư nhân hoặc đầu tư theo hình thức đối tác công - tư tham gia vào quá trình bảo tồn, phát huy hiệu quả kinh tế - xã hội của các giá trị di sản văn hóa một cách bền vững; đánh giá tác động rõ hơn về sự cần thiết của việc xây dựng “bảo tàng số”, làm rõ phương thức đầu tư cho bảo tàng là từ nguồn vốn thực hiện từ ngân sách nhà nước hoặc thực hiện xã hội hóa.

- Làm rõ sự cần thiết, tính khả thi khi quy định thành lập Quỹ di sản văn hóa trong Luật nhằm bảo đảm thực hiện đúng Nghị quyết số 23/2021/QH15, theo đó Chính phủ đang rà soát, sắp xếp lại các Quỹ có nguồn thu, nhiệm vụ chi trùng với ngân sách nhà nước hoặc không còn phù hợp.

- Phân tích, làm rõ sự cần thiết của việc sửa đổi, bổ sung các quy định mang tính nguyên tắc chính sách ưu đãi thuế trong dự án Luật theo hướng hạn chế việc sửa đổi các quy định về ưu đãi thuế trong các luật chuyên ngành, mà thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế; rà soát các chính sách về phí, lệ phí để tăng nguồn lực phát triển di sản văn hóa cho các địa phương, cơ s SỞ.

- Giao Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Chính phủ tại Phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật; chỉnh h lý, hoàn thiện Hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật, gửi Bộ Tư pháp để đưa dự án Luật này vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2024 theo quy định.

Như vậy, phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 11 năm 2022, Chính phủ chưa thông qua xây dựng Luật di sản văn hóa mà chỉ yêu cầu Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo việc tiếp thu ý kiến của các bộ, cơ quan liên quan, tiếp tục nghiên cứu, làm rõ một số nội dung để hoàn thiện hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật,

Mục tiêu, ý nghĩa của Luật di sản văn hóa (sửa đổi) là gì?

Tại Nghị quyết 159/NQ-CP năm 2022 về phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 11 năm 2022, Chính phủ đã thống nhất về sự cần thiết và mục đích của Luật di sản văn hóa (sửa đổi) như sau:

Luât di sản văn hóa (sửa đổi) nhằm thể chế hóa đầy đủ các chủ trương chính sách của Đảng về bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa; giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn di sản văn hóa và phát triển, giữa các vấn đề liên quan tới quyền văn hóa, quyền con người vì mục tiêu phát triển bền vững.

Di sản văn hóa Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Di sản văn hóa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Cách xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành di sản văn hóa
Pháp luật
Văn hóa là gì? Hiện nay có mấy loại di sản văn hóa? 06 chính sách của Nhà nước về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa?
Pháp luật
Đã có Luật Di sản văn hóa 2024 số 45/2024/QH14? Toàn văn Luật Di sản văn hóa 2024 như thế nào?
Pháp luật
Ngày Di sản văn hóa Việt Nam là ngày nào? Việt Nam có bao nhiêu di sản văn hóa được UNESCO công nhận?
Pháp luật
Việc xây dựng và tiêu chuẩn phát huy giá trị di sản văn hóa mới tiệm cận với tiêu chí, tiêu chuẩn của tổ chức nào tại Nghị quyết 09-NQ/TU 2022?
Pháp luật
Nghị định 39/2024/NĐ-CP quy định về biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể thế nào?
Pháp luật
Di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh là gì? Di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được quy định như thế nào trong Luật Di sản văn hóa?
Pháp luật
Thủ tục cấp phép cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể tại địa phương mới nhất ra sao?
Pháp luật
Mức lương viên chức được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành di sản văn hóa có trình độ trung cấp khi hết thời gian tập sự là bao nhiêu?
Pháp luật
Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới là gì? Quyết định phê duyệt kế hoạch quản lý được gửi và lưu giữ tại các cơ quan nào?
Pháp luật
Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới hỗn hợp là gì? Kế hoạch quản lý di sản thế giới phải phân thành định kỳ 05 năm để làm gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Di sản văn hóa
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
1,179 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Di sản văn hóa

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Di sản văn hóa

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào