Sẽ tăng mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế từ 01/7/2023? Mức đóng BHXH tự nguyện từ 01/7/2023?
Sẽ tăng mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế từ 01/7/2023?
BHXH TPHCM có Thông báo 2651/TB-BHXH 07/6/2023 tải về mức đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp kể từ ngày 01/7/2023.
Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội 2014; Luật Bảo hiểm y tế 2008; Luật Việc làm 2013; Luật An toàn Vệ sinh Lao động 2015; Bộ Luật Lao động 2019; Nghị định 24/2023/NĐ-CP, BHXH TPHCM hướng dẫn mức đóng các loại bảo hiểm kể từ ngày 01/7/2023.
Mức đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN:
Kể từ ngày 01/7/2023, mức lương đóng BHXH bắt buộc, BHTNLĐ-BNN, BHYT cao nhất bằng 36.000.000 đồng/tháng.
Mức đóng BHTN cao nhất bằng 20 lần mức lương tối thiểu vùng:
- Vùng I là 93.600.000 đồng/tháng.
- Vùng II là 83.200.000 đồng/tháng.
Sẽ tăng mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế từ 01/7/2023
Mức đóng bảo hiểm y tế từ 01/7/2023 thế nào?
Mức đóng BHYT học sinh, sinh viên như sau:
Đơn vị tính: Việt Nam đồng/năm
Phương thức | HSSV đóng 70% | NSNN hỗ trợ 30% | Tổng mức đóng BHYT |
3 tháng | 170.100 | 72.900 | 243.000 |
6 tháng | 340.200 | 145.800 | 486.000 |
9 tháng | 510.300 | 218.700 | 729.000 |
12 tháng | 680.400 | 291.600 | 972.000 |
Đối với học sinh, sinh viên năm đầu cấp hoặc đã tham gia BHYT gián đoạn trong năm học trước thì có thể tham gia BHYT ngay từ đầu năm học.
Mức đóng BHYT hộ gia đình theo thứ tự các thành viên khi đủ điều kiện giảm phí như sau:
Đơn vị tính: Việt Nam đồng/năm
Thành viên hộ gia đình | Tiền đóng BHYT hộ gia đình |
Người thứ 1 | 972.000 |
Người thứ 2 | 680.400 |
Người thứ 3 | 583.200 |
Người thứ 4 | 486.000 |
Người thứ 5 trở đi | 388.800 |
Nhà nước hỗ trợ mức đóng BHYT cho người hộ cận nghèo bằng 70%. Người hộ cận nghèo đóng 30% x 4,5% x 1.800.000 đồng x 12 tháng = 291.600 đồng/năm.
Mức đóng BHXH tự nguyện từ 01/7/2023?
Mức thu nhập đóng BHXH tự nguyện hàng tháng sẽ do người tham gia tự chọn, thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn là 1.500.000 đồng, cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở là 36.000.000 đồng.
Mức hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn trong thời gian tối đa 10 năm. Mức hỗ trợ cụ thể:
- Hộ nghèo (30%): 1.500.000 x 22% x 30% = 99.000 đồng/tháng.
- Hộ cận nghèo (25%): 1.500.000 x 22% x 25% = 82.500 đồng/tháng.
- Người tham gia khác (10%): 1.500.000 x 22% x 10% = 33.000 đồng/tháng.
Lưu ý: Khi Chính phủ điều chỉnh mức đóng, tỷ lệ đóng BHYT, điều chỉnh mức lương cơ sở, người tham gia và ngân sách nhà nước không phải đóng bổ sung hoặc không được hoàn trả phần chênh lệch do điều chỉnh mức đóng BHYT, mức lương cơ sở đối với thời gian còn lại mà người tham gia đã đóng BHYT.
Cơ quan BHXH sẽ tự điều chỉnh mức lương cao nhất tham gia BHXH, BHYT BHTN, BHTNLĐ-BNN đối với người tham gia đã kê khai đúng mức lương và phụ cấp lương trên hợp đồng lao động, đơn vị không phải nộp hồ sơ.
Trường hợp đơn vị chưa kê khai đúng mức lương và phụ cấp lương trên hợp đồng, đề nghị đơn vị lập hồ sơ điều chỉnh mức lương đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ BNN theo đúng quy định.
Tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội
Theo hướng dẫn tại Công văn 1952/BHXH-TST thì tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội như sau:
Tiền lương do Nhà nước quy định:
- Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này tính trên mức lương cơ sở.
Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Điểm này bao gồm cả hệ số chênh lệch bảo lưu theo quy định của pháp luật về tiền lương.
- Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn thì tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương cơ sở.
Tiền lương do đơn vị quyết định:
- Tiền lương làm căn cứ đóng của người lao động, bao gồm:
+ Mức lương ghi trong HĐLĐ.
+ Phụ cấp lương: phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.
+ Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong HĐLĐ và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương thực hiện từ 01/01/2018.
- Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không bao gồm: Tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong HĐLĐ.
- Tiền lương tháng làm căn cứ đóng đối với người quản lý doanh nghiệp có hưởng tiền lương là tiền lương do doanh nghiệp quyết định; đối với người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương là tiền lương do đại hội thành viên quyết định, trừ viên chức quản lý chuyên trách trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là gì? Thời gian không được tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự?
- Các quy định về đấu nối hệ thống thoát nước phải được thông báo cho ai? Yêu cầu đấu nối hệ thống thoát nước là gì?
- Công văn 31 về thực hiện Nghị định 178 năm 2024 giảm tối thiểu 20% công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách khi sắp xếp bộ máy?
- Chạy xe quá tải phạt bao nhiêu 2025? Thời hạn có hiệu lực của giấy phép lưu hành xe quá tải trọng?
- Mẫu Quyết định thành lập Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng bộ là mẫu nào? Tải mẫu? Đại hội Đảng bộ được xem là hợp lệ khi nào?