Sau khi tốt nghiệp ngành kiểm nghiệm bột giấy và giấy trình độ trung cấp thì người học phải có kỹ năng ngoại ngữ như thế nào?
- Sau khi tốt nghiệp ngành kiểm nghiệm bột giấy và giấy trình độ trung cấp thì người học phải có kỹ năng ngoại ngữ như thế nào?
- Người học ngành kiểm nghiệm bột giấy và giấy trình độ trung cấp sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
- Người học ngành kiểm nghiệm bột giấy và giấy phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như thế nào?
Sau khi tốt nghiệp ngành kiểm nghiệm bột giấy và giấy trình độ trung cấp thì người học phải có kỹ năng ngoại ngữ như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục B Phần 9 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực sản xuất, chế biến và xây dựng (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 51/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Kỹ năng
- Tổ chức thực hiện được các biện pháp về an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ; sơ cứu được một số tình huống tai nạn thường xảy ra tại nơi làm việc;
- Sử dụng được các dụng cụ, thiết bị thông thường trong phòng thí nghiệm hóa học;
- Thực hiện được các phương pháp phân tích cơ bản và tính toán được kết quả phân tích;
- Lấy, điều hòa được mẫu mảnh nguyên liệu, bột giấy, giấy, hóa chất đúng phương pháp, đúng quy trình;
- Phân tích, đánh giá được các chỉ tiêu chất lượng của nguyên vật liệu, hóa chất cơ bản, các thông số kỹ thuật trong quá trình sản xuất bột và giấy như: các loại nguyên liệu đầu vào, xút rắn, tinh bột, keo AKD, bentonite, keo dán giấy, bột đá, phẩm màu; các loại dịch trắng, dịch xanh, dịch đen, dung dịch Cl2, NaClO, ClO2, NaOH;
- Xác định được tỷ lệ bột sống, tàn kiềm, nồng độ bột, pH dung dịch bột, độ nghiền của bột (oSR), độ thoát nước CSF của bột, hiệu suất thu hồi bột nổi; lưu lượng các chất phụ gia...;
- Kiểm tra, đánh giá được các chỉ tiêu chất lượng của bột giấy, của sản phẩm giấy và cac tông;
- Tính toán được cho quá trình pha chế và pha được các dung dịch chỉ thị màu theo yêu cầu như metyl đỏ, phenolphtalein, hồ tinh bột, Feroin, ETOO, metyl da cam;
- Áp dụng được hệ thống tiêu chuẩn chất lượng để đánh giá, phân loại nguyên vật liệu, hóa chất, chất lượng sản phẩm bột giấy và giấy;
- Phát hiện và xử lý được các sự cố đơn giản xảy ra trong quá trình làm việc;
- Vận dụng được các kiến thức 5S vào quá trình thực hiện từng công việc cụ thể;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Như vậy, sau khi tốt nghiệp ngành kiểm nghiệm bột giấy và giấy trình độ trung cấp thì người học phải sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Ngành kiểm nghiệm bột giấy và giấy (Hình từ Internet)
Người học ngành kiểm nghiệm bột giấy và giấy trình độ trung cấp sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục B Phần 9 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 51/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu và hóa chất đầu vào trong quá trình sản xuất bột giấy và giấy;
- Kiểm tra trong quá trình sản xuất bột giấy;
- Kiểm tra chất lượng bột giấy;
- Kiểm tra trong quá trình sản xuất giấy;
- Kiểm tra chất lượng giấy và cactông;
- Pha chế dung dịch chỉ thị màu phục vụ phân tích;
- Kinh doanh về nguyên vật liệu, hoá chất phục vụ ngành giấy.
Như vậy, người học ngành kiểm nghiệm bột giấy và giấy trình độ trung cấp sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc sau:
- Kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu và hóa chất đầu vào trong quá trình sản xuất bột giấy và giấy;
- Kiểm tra trong quá trình sản xuất bột giấy;
- Kiểm tra chất lượng bột giấy;
- Kiểm tra trong quá trình sản xuất giấy;
- Kiểm tra chất lượng giấy và cactông;
- Pha chế dung dịch chỉ thị màu phục vụ phân tích;
- Kinh doanh về nguyên vật liệu, hoá chất phục vụ ngành giấy.
Người học ngành kiểm nghiệm bột giấy và giấy phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 4 Mục B Phần 9 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 51/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Chịu trách nhiệm về bảo đảm an toàn khi sử dụng hóa chất, các dụng cụ và thiết bị phòng thí nghiệm;
- Làm việc độc lập trong điều kiện làm việc thay đổi, phối hợp tốt với các đồng nghiệp và bộ phận khác trong quá trình làm việc; chịu trách nhiệm cá nhân và một phần đối với nhóm;
- Hướng dẫn người khác thực hiện công việc định sẵn và tuân thủ sự hướng dẫn của người phụ trách phòng thí nghiệm;
- Đánh giá được chất lượng công việc của bản thân và một phần kết quả thực hiện của nhóm;
- Có trách nhiệm bảo vệ môi trường, thu gom chất thải, chất thải nguy hại.
Như vậy, người học ngành kiểm nghiệm bột giấy và giấy phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?