Sau khi tai biến mạch máu não người bệnh bị chứng co cứng gấp bàn chân là như thế nào? Quá trình điều trị chứng co cứng gấp bàn chân ra sao?

Tôi muốn hỏi là bố tôi sau khi tai biến mạch máu não người bệnh bị chứng co cứng gấp bàn chân là như thế nào? Có quy định chi tiết về quá trình điều trị chứng co cứng gấp bàn chân (Plantarflexion Spasm) sau tai biến mạch máu não bằng tiêm Botulinum Toxin A có để lại di chứng không? Tôi cảm ơn, câu hỏi của chị M.T (Hà Nội).

Sau khi tai biến mạch máu não người bệnh bị chứng co cứng gấp bàn chân là như thế nào?

Điều trị chứng co cứng gấp bàn chân (Plantarflexion Spasm) sau tai biến mạch máu não bằng tiêm Botulinum Toxin A là một trong 39 quy trình kỹ thuật Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Thần kinh ban hành kèm theo Quyết định 3154/QĐ-BYT năm 2014.

Căn cứ theo Mục I Mục II và Mục III Điều trị chứng co cứng gấp bàn chân (Plantarflexion Spasm) sau tai biến mạch máu não bằng tiêm Botulinum Toxin A Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Thần kinh ban hành kèm theo Quyết định 3154/QĐ-BYT năm 2014.

Trước hết quy định có nêu định nghĩa về chứng co cứng gấp bàn chân (Plantar flexion spasm) sau tai biến mạch máu não là một trong các di chứng thường gặp, biểu hiện bằng tăng trương lực quá mức khối cơ sau cẳng chân làm cho bàn chân người bệnh gấp về phía mu chân. Người bệnh phải đi bằng mũi chân.

Hiện tượng co cứng này ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng chi dưới, người bệnh rất khó đi lại, một số trường hợp có thể gây đau.

Botulinum toxin A đã được chứng minh rất có hiệu quả và an toàn trong điểu trị chứng co cứng gấp bàn chân (Plantar flexion spasm) sau tai biến mạch máu não.

Bên cạnh đó khi sau khi tai biến mạch máu não người bệnh bị chứng co cứng gấp bàn chân thì người bệnh cần phải điều trị chứng co cứng gấp bàn chân (Plantarflexion Spasm) sau tai biến mạch máu não bằng tiêm Botulinum Toxin A. Tuy nhiên sẽ có 2 trường hợp chỉ định và chống chỉ định người bệnh cần lưu ý sau đây:

CHỈ ĐỊNH

Điều trị chứng co cứng gấp bàn chân (Plantar flexion spasm) sau tai biến mạch máu não.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Dị ứng với các thành phần của thuốc.

Từ đó, thấy được rằng người bệnh phải được sự thăm khám kỹ càng từ bác sĩ có chuyên môn và lúc này sẽ được xem xét là có chỉ định thực hiện điều trị chứng co cứng gấp bàn chân (Plantarflexion Spasm) sau tai biến mạch máu não bằng tiêm Botulinum Toxin A. hay không.

Sau khi tai biến mạch máu não người bệnh bị chứng co cứng gấp bàn chân là như thế nào? Quá trình điều trị chứng co cứng gấp bàn chân ra sao?

Sau khi tai biến mạch máu não người bệnh bị chứng co cứng gấp bàn chân là như thế nào? Quá trình điều trị chứng co cứng gấp bàn chân ra sao? (Hình từ Internet)

Quá trình điều trị chứng co cứng gấp bàn chân (Plantarflexion Spasm) sau tai biến mạch máu não bằng tiêm Botulinum Toxin A được thực hiện như thế nào?

Tại Mục IV Điều trị chứng co cứng gấp bàn chân (Plantarflexion Spasm) sau tai biến mạch máu não bằng tiêm Botulinum Toxin A Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Thần kinh ban hành kèm theo Quyết định 3154/QĐ-BYT năm 2014 quy định rằng sẽ có 2 giai đoạn như sau trong quá trình điều trị:

GIAI ĐOẠN 1: CHUẨN BỊ

Ở giai đoạn này thì cần chú ý thực hiện đầy đủ các yếu tố như:

1. Về người thực hiện sẽ bao gồm:

Một bác sĩ và một điều dưỡng.

2. Về mặt chuẩn bị các phương tiện, dụng cụ, thuốc bao gồm:

- Phương tiện, dụng cụ

+ Bơm tiêm 5ml kèm kim x 1 cái.

+ Bơm tiêm 1ml kèm kim 1 cái.

+ Bộ dụng cụ sát trùng: bông, cồn, găng tay vô khuẩn.

- Thuốc

+ Thuốc: Disport 500 đv x 2 lọ.

+ Nước muối sinh lý 9 ‰ x 1 chai 100ml.

3. Người bệnh

Giải thích kỹ cho người bệnh về mục tiêu và cách tiến hành quy trình kỹ thuật.

4. Hồ sơ bệnh án:

Ghi chép hồ sơ bệnh án với các trường hợp người bệnh nội trú. Ghi sổ thủ thuật và sổ y bạ với người bệnh ngoại trú.

GIAI ĐOẠN 2: CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Người thực hiện kỹ thuật lần lượt thực hiện qua các bước sau đây:

Bước 1. Chọn các cơ để tiêm

Chủ yếu là các cơ cẳng chân sau, bao gồm:

- Cơ bụng chân trong (Media gastrocnemius).

- Cơ bụng chân ngoài (Lateral gastrocnemius).

- Cơ dép (Soleus).

Điều trị

Bước 2. Chuẩn bị người bệnh

Người thực hiện kỹ thuật tiến hành đặt người bệnh ở tư thế nằm. Sát trùng da ở vị trí các cơ cần tiêm.

Bước 3. Người thực hiện kỹ thuật tiến hành pha thuốc

Với độ pha loãng: Pha 1ml nước muối sinh lý 9 ‰ vào lọ Disport 500 đv.

Bước 4. Liều lượng thuốc và cách tiêm

* Liều lượng cho người lớn: Khoảng 1000 đv cho mỗi lần tiêm. Không nên quá 1500 đv/một lần tiêm.

Lượng thuốc tiêm được chia cho 3 cơ nói trên với liều lượng như sau:

Các cơ

Cơ bụng chân trong (Media gastrocnemius)

Cơ bụng chân ngoài (Lateral gastrocnemius)

Cơ dép

(Soleus)

Liều lượng cho mỗi cơ

250 - 1000

250 - 1000

250 - 1000

Số điểm tiêm cho mỗi cơ

3 - 4

3 - 4

3 - 4

Theo đó, quá trình điều trị chứng co cứng gấp bàn chân (Plantarflexion Spasm) sau tai biến mạch máu não bằng tiêm Botulinum Toxin A được thực hiện qua hai giai đoạn lớn đã trình bày để đảm bảo an toàn đúng quy định pháp luật về điều trị.

Quá trình điều trị chứng co cứng gấp bàn chân (Plantarflexion Spasm) sau tai biến mạch máu não bằng tiêm Botulinum Toxin A có để lại di chứng không?

Tại Mục VI và Mục VII Điều trị chứng co cứng gấp bàn chân (Plantarflexion Spasm) sau tai biến mạch máu não bằng tiêm Botulinum Toxin A Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Thần kinh ban hành kèm theo Quyết định 3154/QĐ-BYT năm 2014 nói về vấn đề theo dõi cũng như khả năng xảy ra tai biến như sau:

THEO DÕI

- Kiểm tra vết tiêm nếu chảy máu cần ép bằng bông vô khuẩn.

- Theo dõi chung: Mạch, huyết áp.

- Theo dõi các biểu hiện dị ứng, sốc phản vệ.

TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

Có thể gặp tác dụng phụ như nổi mẫn, dị ứng. Sốc phản vệ chưa thấy có báo cáo nào. Điều trị như một trường hợp dị ứng thuốc.

Vậy nên, chiếu theo quy định thì việc để lại di chứng là không có nhắc đến. Tuy nhiên khả năng xảy ra tai biến sau khi điều trị là có. Vậy nên cần lưu tâm, theo dõi đến người bệnh sau khi điều trị nếu xảy ra tai biến thì xử trí kịp thời.

Tai biến mạch máu não
Khám chữa bệnh TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN KHÁM CHỮA BỆNH
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Không ưu tiên khám chữa bệnh đối với người từ đủ 90 tuổi trở lên bị phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Bác sĩ có thể thực hiện khám chữa bệnh online đối với bệnh nhân rối loạn tâm thần được hay không?
Pháp luật
Bác sĩ là người nước ngoài có được sử dụng tiếng Anh để khám chữa bệnh cho bệnh nhân hay không?
Pháp luật
Bác sĩ lợi dụng hoạt động khám chữa bệnh lạm dụng tình dục bệnh nhân bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Người bệnh được quyền từ chối khám chữa bệnh trong mọi trường hợp đúng không? Người bệnh có cần phải tôn trọng người hành nghề khám chữa bệnh không?
Pháp luật
Bác sĩ đang nuôi con 8 tháng tuổi có phải tham gia khám chữa bệnh khi có dịch bệnh truyền nhiễm không?
Pháp luật
Có thể thực hiện phẫu thuật, can thiệp có xâm nhập cơ thể khi không có sự đồng ý của người bệnh không?
Pháp luật
Người đã tham gia chữa bệnh bằng y học cổ truyền 40 năm có được cấp Giấy chứng nhận lương y không?
Pháp luật
Mẫu Bệnh án sơ sinh 06/BV1 mới nhất 2024 ban hành kèm theo Thông tư 32/2023/TT-BYT ra sao? Tải về mẫu bệnh án ở đâu?
Pháp luật
Mẫu Đơn đề nghị thực hành tại cơ sở khám chữa bệnh mới nhất 2024 ra sao? Thời gian thực hành khám chữa bệnh thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tai biến mạch máu não
163 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tai biến mạch máu não Khám chữa bệnh
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào