Sau khi sửa đổi nội dung hợp đồng lao động về phụ cấp lương thì có phải lập hợp đồng lao động mới hay không?
Người lao động có thể yêu cầu sửa đổi mức phụ cấp lương khi được giao thêm việc so với lúc hợp đồng lao động không?
Như đã biết thì theo quy định tại Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Bên cạnh đó, tại khoản 5 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH có quy định như sau:
Nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động
Nội dung chủ yếu phải có của hợp đồng lao động theo khoản 1 Điều 21 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
...
5. Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, kỳ hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác được quy định như sau:
...
b) Phụ cấp lương theo thỏa thuận của hai bên như sau:
b1) Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ;
b2) Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động.
c) Các khoản bổ sung khác theo thỏa thuận của hai bên như sau:
...
Theo quy định vừa nêu thì có thể hiểu phụ cấp lương là khoản để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ.
Như vậy, có thể hiểu khi điều kiện, tính chất công việc thay đổi so với lúc thỏa thuận ký hợp đồng lao động (công việc phức tạp hơn hoặc tăng nhiều thêm) thì người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để thay đổi mức phụ cấp lương trong nội dung hợp đồng lao động ký kết trước đó.
Sau khi sửa đổi nội dung hợp đồng lao động về phụ cấp lương thì có phải lập hợp đồng lao động mới hay không? (Hình từ Internet)
Sau khi sửa đổi nội dung hợp đồng lao động về phụ cấp lương thì có phải lập hợp đồng lao động mới hay không?
Việc sửa đội nội dung hợp đồng lao động được quy định tại Điều 33 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động
1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 03 ngày làm việc về nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
2. Trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.
3. Trường hợp hai bên không thỏa thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết.
Theo quy định trên thì cả người lao động và người sử dụng lao động đều có quyền yêu cầu sửa đội nội dung hợp đồng lao động.
Tuy nhiên, bên có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động có trách nhiệm phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 03 ngày làm việc về nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
Sau khi hai bên đã thỏa thuận và thống nhất về nội dung sửa đổi trong hợp đồng lao động thì tiến hành ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.
Như vậy, không nhất thiết phải lập hợp đồng lao động mới sau khi tiến hành sửa đổi nội dung hợp đồng lao động. Các bên có thể lập và ký kết phụ lục hợp đồng lao động về các nội dung được sửa đổi.
Lưu ý: Trong trường hợp hai bên không thỏa thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết.
Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi không được điều chỉnh phụ cấp lương theo yêu cầu hay không?
Nếu công việc được giao tăng thêm hoặc công việc có tính chất phức tạp hơn so với công việc thỏa thuận ban đầu thì người lao động có thể yêu cầu điều chỉnh.
Trường hợp không được phía người sử dụng lao động đồng ý tăng mức phụ cấp thì người lao động sẽ tiếp tục nhận mức phụ cấp như đã ký kết ban đầu theo khoản 3 Điều 33 Bộ luật Lao động 2019.
Lúc này, nếu người lao động không muốn tiếp tục làm việc nữa do mức phụ cấp không tương xứng với công việc được giao thì có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Tuy nhiên, người lao động cần phải báo trước cho người sử dụng lao động biết theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019. Cụ thể như sau:
(1) Người lao động báo trước ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
(2) Người lao động báo trước ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
(3) Người lao động báo trước ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
(4) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Lưu ý: Trong trường hợp này người lao động không được phép đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không báo trước do không thuộc bát kỳ trường hợp nào tại khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?