Sau khi phát hành báo cáo kiểm toán Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán thực hiện kiểm soát đối với những hồ sơ nào?
Sau khi phát hành báo cáo kiểm toán Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán thực hiện kiểm soát đối với những hồ sơ nào?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 20 Quy chế Kiểm soát chất lượng kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 477/QĐ-KTNN năm 2024 như sau:
Vụ CĐ&KSCLKT thực hiện kiểm soát hồ sơ sau khi phát hành BCKT
1. Phạm vi, địa điểm kiểm soát
a) Phạm vi kiểm soát hồ sơ sau khi phát hành BCKT là hồ sơ của Đoàn kiểm toán, hồ sơ kiểm soát chất lượng kiểm toán trong các giai đoạn đến khi phát hành BCKT của cuộc kiểm toán theo kế hoạch kiểm soát năm đã được Tổng Kiểm toán nhà nước phê duyệt.
b) Địa điểm kiểm soát: Tại trụ sở KTNN hoặc trụ sở đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán tùy theo đặc thù của cuộc kiểm soát và do Vụ trưởng Vụ CĐ&KSCLKT thống nhất với Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán.
...
Theo đó, Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán thực hiện kiểm soát hồ sơ sau khi phát hành báo cáo kiểm toán đối với hồ sơ của Đoàn kiểm toán, hồ sơ kiểm soát chất lượng kiểm toán trong các giai đoạn đến khi phát hành báo cáo kiểm toán.
Sau khi phát hành báo cáo kiểm toán Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán thực hiện kiểm soát đối với những hồ sơ nào? (Hình từ Internet)
Nội dung thực hiện kiểm soát đối với giai đoạn phát hành báo cáo kiểm toán là gì?
Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 20 Quy chế Kiểm soát chất lượng kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 477/QĐ-KTNN năm 2024 như sau:
Vụ CĐ&KSCLKT thực hiện kiểm soát hồ sơ sau khi phát hành BCKT
...
2. Nội dung kiểm soát
...
c) Nội dung kiểm soát giai đoạn lập, trình xét duyệt, gửi BCKT và phát hành BCKT, thông báo kết quả kiểm toán và thông báo kết luận, kiến nghị kiểm toán
c.1) Việc tuân thủ quy định trong việc tổng hợp, lập BCKT của Đoàn kiểm toán.
c.2) Việc tuân thủ ý kiến chỉ đạo, kết luận của cấp có thẩm quyền trong quá trình lập BCKT (nếu có).
c.3) Kiểm tra, soát xét hồ sơ, trình tự thông qua dự thảo BCKT với đơn vị được kiểm toán (trình tự, thủ tục, thời gian, lập biên bản cuộc họp…).
c.4) Kiểm soát các nội dung thay đổi giữa BCKT phát hành so với dự thảo BCKT trình xét duyệt; các thủ tục chỉnh sửa, hoàn thiện BCKT; các bằng chứng liên quan đến việc thay đổi kết quả, kết luận và kiến nghị kiểm toán.
c.5) Kiểm tra, soát xét việc lập và phát hành thông báo kết quả kiểm toán tại đơn vị kiểm toán chi tiết, thông báo kết luận kiến nghị kiểm toán, phát hành các công văn gửi Kho bạc Nhà nước và các đơn vị khác có liên quan.
Như vậy, đối với giai đoạn phát hành báo cáo kiểm toán thực hiện kiểm soát đối với:
- Các nội dung thay đổi giữa báo cáo kiểm toán phát hành so với dự thảo báo cáo kiểm toán trình xét duyệt;
- Các thủ tục chỉnh sửa, hoàn thiện báo cáo kiểm toán;
- Các bằng chứng liên quan đến việc thay đổi kết quả, kết luận và kiến nghị kiểm toán.
Nội dung kiểm soát đối với giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 20 Quy chế Kiểm soát chất lượng kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 477/QĐ-KTNN năm 2024, Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán thực hiện kiểm soát đối với giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán về những nội dung sau:
- Tuân thủ thể thức mẫu biểu và hướng dẫn ghi chép của Kiểm toán nhà nước.
- Tính đầy đủ, hợp lý, thống nhất, phù hợp của các nội dung trong kế hoạch kiểm toán chi tiết, kế hoạch kiểm tra, đối chiếu.
- Các nội dung của kế hoạch kiểm toán chi tiết thống nhất, phù hợp với kế hoạch kiểm toán tổng quát; chi tiết, cụ thể các mục tiêu, nội dung kiểm toán tại kế hoạch kiểm toán chi tiết phù hợp với tính chất, đặc điểm, tình hình thực tế của đơn vị được kiểm toán.
- Đánh giá rủi ro và xác định trọng yếu kiểm toán tại kế hoạch kiểm toán chi tiết phù hợp với thông tin của đơn vị được kiểm toán, đảm bảo logic, theo quy định.
- Xác định phạm vi, thời gian, giới hạn, phương pháp, thủ tục kiểm toán và các vấn đề liên quan khác đảm bảo phù hợp với mục tiêu, nội dung, trọng yếu kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán, tuân thủ các quy định của kế hoạch kiểm toán.
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đối chiếu, công văn gửi kế hoạch kiểm tra, đối chiếu (nếu có) đảm bảo tuân thủ quy định, hướng dẫn của kế hoạch kiểm toán.
- Tuân thủ ý kiến chỉ đạo, kết luận của Trưởng đoàn kiểm toán, cấp có thẩm quyền trong chỉnh sửa hoàn thiện kế hoạch kiểm toán chi tiết, kế hoạch kiểm tra, đối chiếu (nếu có).
- Tuân thủ quy định về thời gian lập; trình tự, thẩm quyền trong việc phê duyệt và điều chỉnh kế hoạch kiểm toánchi tiết, kế hoạch kiểm tra, đối chiếu (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Giấy đề nghị cấp lại Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp đối với trường hợp giấy phép bị mất hoặc hư hỏng?
- Cách viết phong bì mừng thọ người cao tuổi 2025 hay và ý nghĩa? Cách viết phong bì mừng thọ 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 tuổi?
- Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình hạng 1 chuẩn Nghị định 175 được quy định như nào?
- Tiêu chuẩn tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong công tác thi đua khen thưởng theo Thông tư 93?
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?