Sau khi được cấp chứng chỉ hành nghề kiểm định xây dựng hạng III thì có được làm chủ trì kiểm định xây dựng không?
- Chứng chỉ hành nghề xây dựng là gì?
- Cá nhân đáp ứng điều kiện nào thì được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng?
- Chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng III được quy định như thế nào?
- Sau khi được cấp chứng chỉ hành nghề kiểm định xây dựng hạng III thì có được làm chủ trì kiểm định xây dựng không?
Chứng chỉ hành nghề xây dựng là gì?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 100/2018/NĐ-CP thì chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng (sau đây gọi tắt là chứng chỉ hành nghề) được cấp cho cá nhân là công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài hoạt động xây dựng hợp pháp tại Việt Nam để đảm nhận các chức danh hoặc hành nghề độc lập quy định tại khoản 3 Điều 148 Luật Xây dựng 2014.
Cụ thể quy định tại khoản 3 Điều 148 Luật Xây dựng 2014 (được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a và điểm c khoản 53 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020) như sau:
"Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng
...
53. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 148 như sau:
...
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 ... như sau:
...
“3. Những chức danh, cá nhân hành nghề hoạt động xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định của Luật này bao gồm giám đốc quản lý dự án đầu tư xây dựng; chủ nhiệm, chủ trì lập thiết kế quy hoạch xây dựng; chủ nhiệm khảo sát xây dựng; chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng; tư vấn giám sát thi công xây dựng; chủ trì lập, thẩm tra và quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Chứng chỉ hành nghề được phân thành hạng I, hạng II và hạng III."
Tải về mẫu chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng mới nhất 2023: Tại Đây
Chứng chỉ hành nghề kiểm định xây dựng
Cá nhân đáp ứng điều kiện nào thì được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng?
Căn cứ khoản 2 Điều 149 Luật Xây dựng 2014 (được bổ sung bởi điểm d khoản 1 Điều 39 Luật Kiến trúc 2019) quy định về điều kiện như sau:
Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Có trình độ chuyên môn phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề;
- Có thời gian và kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề;
- Đã qua sát hạch kiểm tra kinh nghiệm nghề nghiệp và kiến thức pháp luật liên quan đến lĩnh vực hành nghề.
Chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng III được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 8 Điều 1 Nghị định 100/2018/NĐ-CP quy định về chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng III như sau:
- Các lĩnh vực cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình gồm:
+ Thiết kế kiến trúc công trình;
+ Thiết kế kết cấu công trình dân dụng - công nghiệp;
+ Thiết kế cơ - điện công trình;
+ Thiết kế cấp - thoát nước công trình;
+ Thiết kế xây dựng công trình giao thông; thiết kế xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn; thiết kế xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật.
- Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình:
+ Hạng III: Đã tham gia thiết kế, thẩm tra thiết kế phần việc thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 03 công trình từ cấp III trở lên hoặc 05 công trình từ cấp IV trở lên cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
- Phạm vi hoạt động:
+ Hạng III: Được làm chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế bộ môn chuyên ngành của công trình cấp III, cấp IV cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề.
Sau khi được cấp chứng chỉ hành nghề kiểm định xây dựng hạng III thì có được làm chủ trì kiểm định xây dựng không?
Căn cứ khoản 10 Điều 1 Nghị định 100/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện hành nghề kiểm định xây dựng như sau:
- Cá nhân đảm nhận chức danh chủ trì kiểm định chất lượng, xác định nguyên nhân hư hỏng, thời hạn sử dụng của bộ phận công trình, công trình xây dựng; chủ trì kiểm định để xác định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng như sau:
+ Hạng I: Đã có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I hoặc đã làm chủ trì kiểm định xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp I hoặc 02 công trình từ cấp II cùng loại trở lên.
+ Hạng II: Đã có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng II hoặc đã làm chủ trì kiểm định xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp II hoặc 02 công trình từ cấp III cùng loại trở lên.
+ Hạng III: Đã có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng III hoặc đã tham gia kiểm định xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp III trở lên hoặc 02 công trình từ cấp IV cùng loại trở lên.
- Phạm vi hoạt động:
+ Hạng I: Được làm chủ trì kiểm định xây dựng tất cả các công trình cùng loại.
+ Hạng II: Được làm chủ trì kiểm định xây dựng công trình từ cấp II trở xuống cùng loại.
+ Hạng III: Được làm chủ trì kiểm định xây dựng công trình cấp III, cấp IV cùng loại.
Như vậy, khi được cấp chứng chỉ hành nghề kiểm định xây dựng hạng III thì sẽ được làm chủ trì kiểm định xây dựng các công trình cấp III và cấp IV cùng loại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh phải có tên miền như thế nào? Trách nhiệm của cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công trực tuyến?
- Người quản lý sử dụng công trình xây dựng có được tổ chức thực hiện phá dỡ công trình xây dựng không?
- Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đi học muộn lớp 10? Học sinh lớp 10 có quyền gì?
- Mẫu Báo cáo hoàn thành công tác bảo hành công trình của nhà thầu thi công xây dựng? Tải mẫu báo cáo mới nhất?
- Chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng được xác định trên cơ sở nào? Nội dung chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng?