Sát hạch lý thuyết cấp giấy phép lái tàu đối với lái tàu trên đường sắt quốc gia có những phần kiến thức gì?
- Sát hạch lý thuyết cấp giấy phép lái tàu đối với lái tàu trên đường sắt quốc gia có những phần kiến thức gì?
- Sát hạch lý thuyết cấp giấy phép lái tàu đối với lái tàu trên đường sắt quốc gia bằng những hình thức nào?
- Thí sinh dự thi sát hạch lý thuyết cấp giấy phép lái tàu đối với lái tàu trên đường sắt quốc gia được công nhận đạt yêu cầu khi nào?
Sát hạch lý thuyết cấp giấy phép lái tàu đối với lái tàu trên đường sắt quốc gia có những phần kiến thức gì?
Theo điểm a khoản 1 Điều 10 Luật Đường sắt 2017 thì Đường sắt quốc gia thuộc hệ thống đường sắt Việt Nam, đường sắt quốc gia phục vụ nhu cầu vận tải chung của cả nước, từng vùng kinh tế và liên vận quốc tế.
Nội dung sát hạch được quy định tại Điều 41 Thông tư 15/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ ngày 01/09/2023) như sau:
Nội dung sát hạch
Luật Đường sắt và các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Đường sắt; các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt, tín hiệu đường sắt, quy trình chạy tàu và công tác dồn đường sắt, quy trình tác nghiệp của ban lái tàu, công lệnh, biệt lệ, chỉ thị chạy tàu và các văn bản quy định hiện hành khác có liên quan đến chức danh lái tàu.
Theo đó, nội dung sát hạch lý thuyết là Luật Đường sắt và các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Đường sắt; các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt, tín hiệu đường sắt, quy trình chạy tàu và công tác dồn đường sắt, quy trình tác nghiệp của ban lái tàu, công lệnh, biệt lệ, chỉ thị chạy tàu và các văn bản quy định hiện hành khác có liên quan đến chức danh lái tàu.
Quy định hiện nay không còn quy định cụ thể phần kiến thức như quy định trước đây.
Trước đây, căn cứ theo Điều 40 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT (Hết hiệu lực từ ngày 01/09/2023) quy định về nội dung sát hạch lý thuyết đối với lái tàu trên đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng, đường sắt dùng riêng của doanh nghiệp như sau:
Nội dung sát hạch lý thuyết đối với lái tàu trên đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng, đường sắt dùng riêng của doanh nghiệp
1. Phần kiến thức chung: Các nội dung cơ bản của Luật Đường sắt và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật có liên quan đến lái tàu, các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt, tín hiệu đường sắt, quy trình chạy tàu và công tác dồn đường sắt, quy trình tác nghiệp của ban lái tàu, công lệnh, biệt lệ, chỉ thị chạy tàu và các văn bản quy định hiện hành khác có liên quan.
2. Phần kiến thức chuyên môn: Các nội dung cơ bản về động cơ, hệ thống hãm, bộ phận chạy, hệ thống điện, hệ thống truyền động, hệ thống an toàn của loại phương tiện giao thông đường sắt.
Theo đó, nội dung sát hạch lý thuyết cấp giấy phép lái tàu đối với lái tàu trên đường sắt quốc gia gồm phần kiến thức chung và phần kiến thức chuyên môn, cụ thể như sau:
- Phần kiến thức chung là các nội dung cơ bản của Luật Đường sắt và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật có liên quan đến lái tàu, các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt, tín hiệu đường sắt, quy trình chạy tàu và công tác dồn đường sắt, quy trình tác nghiệp của ban lái tàu, công lệnh, biệt lệ, chỉ thị chạy tàu và các văn bản quy định hiện hành khác có liên quan.
- Phần kiến thức chuyên môn là các nội dung cơ bản về động cơ, hệ thống hãm, bộ phận chạy, hệ thống điện, hệ thống truyền động, hệ thống an toàn của loại phương tiện giao thông đường sắt.
Sát hạch lý thuyết cấp giấy phép lái tàu đối với lái tàu trên đường sắt quốc gia (Hình từ Internet)
Sát hạch lý thuyết cấp giấy phép lái tàu đối với lái tàu trên đường sắt quốc gia bằng những hình thức nào?
Sát hạch lý thuyết cấp giấy phép lái tàu đối với lái tàu trên đường sắt quốc gia bằng những hình thức được quy định tại Điều 42 Thông tư 15/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ ngày 01/09/2023) như sau:
Hình thức sát hạch
Thực hiện theo một trong các hình thức sau:
1. Thi viết
a) Thời gian làm bài: 150 phút;
b) Số lượng câu hỏi: 06 câu, trong đó có ít nhất 02 câu về Luật Đường sắt và các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành;
c) Tổng điểm tối đa: 10 điểm.
2. Thi trắc nghiệm trên giấy hoặc trên máy tính
a) Thời gian làm bài: 60 phút;
b) Số lượng câu hỏi: 60 câu, trong đó có ít nhất 20 câu về Luật Đường sắt và các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành;
c) Tổng điểm tối đa: 60 điểm, trong đó mỗi câu trả lời đúng được 01 điểm.
Theo quy định trên, sát hạch lý thuyết cấp giấy phép lái tàu đối với lái tàu trên đường sắt quốc gia bằng những hình thức thi viết và thi trắc nghiệm trên giấy hoặc trên máy tính.
Trước đây, căn cứ theo Điều 42 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT (Hết hiệu lực từ ngày 01/09/2023) quy định về hình thức sát hạch như sau:
Hình thức sát hạch
Sát hạch lý thuyết thực hiện theo một trong hai hình thức sau đây:
1. Thi tự luận.
2. Thi trắc nghiệm.
Như vậy, sát hạch lý thuyết cấp giấy phép lái tàu đối với lái tàu trên đường sắt quốc gia thực hiện theo một trong hai hình thức sau :
- Thi tự luận.
- Thi trắc nghiệm.
Thí sinh dự thi sát hạch lý thuyết cấp giấy phép lái tàu đối với lái tàu trên đường sắt quốc gia được công nhận đạt yêu cầu khi nào?
Điều kiện công nhận đạt yêu cầu được quy định tại Điều 43 Thông tư 15/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ ngày 01/09/2023) như sau:
Điều kiện công nhận đạt yêu cầu
Thí sinh được công nhận đạt yêu cầu khi đáp ứng các điều kiện sau:
1. Trường hợp thi viết: Bài thi có tổng số điểm đạt tối thiểu 06 điểm sau khi đã trừ điểm vi phạm trong khi sát hạch (nếu có).
2. Trường hợp thi trắc nghiệm: Bài thi có tổng số điểm đạt được tối thiểu 40 điểm sau khi đã trừ điểm vi phạm trong khi sát hạch (nếu có).
Theo đó, thí sinh được công nhận đạt yêu cầu khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Trường hợp thi viết: Bài thi có tổng số điểm đạt tối thiểu 06 điểm sau khi đã trừ điểm vi phạm trong khi sát hạch (nếu có).
- Trường hợp thi trắc nghiệm: Bài thi có tổng số điểm đạt được tối thiểu 40 điểm sau khi đã trừ điểm vi phạm trong khi sát hạch (nếu có).
Trước đây, căn cứ theo Điều 45 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT (Hết hiệu lực từ ngày 01/09/2023) quy định về điều kiện công nhận đạt yêu cầu như sau:
Điều kiện công nhận đạt yêu cầu
Thí sinh được công nhận đạt yêu cầu khi đáp ứng các điều kiện sau:
1. Đối với thi tự luận
a) Bài thi có tổng số điểm đạt tối thiểu 06 điểm sau khi đã trừ điểm vi phạm trong khi sát hạch (nếu có);
b) Không câu trả lời nào có số điểm nhỏ hơn 1/2 điểm số theo quy định tại khoản 3 Điều 43 Thông tư này.
2. Đối với thi trắc nghiệm
a) Bài thi có tổng số điểm đạt được tối thiểu 40 điểm sau khi đã trừ điểm vi phạm trong khi sát hạch (nếu có);
b) Phần kiến thức chung đạt tối thiểu 27 điểm;
c) Phần kiến thức chuyên môn đạt tối thiểu 13 điểm.
Như vậy, theo quy định trên, thí sinh dự thi sát hạch lý thuyết cấp giấy phép lái tàu đối với lái tàu trên đường sắt quốc gia được công nhận đạt yêu cầu khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Đối với thi tự luận:
+ Bài thi có tổng số điểm đạt tối thiểu 06 điểm sau khi đã trừ điểm vi phạm trong khi sát hạch (nếu có);
+ Không câu trả lời nào có số điểm nhỏ hơn 1/2 điểm số theo quy định tại khoản 3 Điều 43 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT (Hết hiệu lực từ ngày 01/09/2023) như sau:
Bài thi tự luận
...
3. Thang điểm: Điểm tối đa là 10 điểm và được quy định như sau:
a) Mỗi một câu hỏi phần kiến thức chung được tối đa 1,5 điểm;
b) Mỗi câu hỏi về phần kiến thức chuyên môn được tối đa 02 điểm.
- Đối với thi trắc nghiệm:
+ Bài thi có tổng số điểm đạt được tối thiểu 40 điểm sau khi đã trừ điểm vi phạm trong khi sát hạch (nếu có);
+ Phần kiến thức chung đạt tối thiểu 27 điểm;
+ Phần kiến thức chuyên môn đạt tối thiểu 13 điểm.
Lưu ý, những quy định trên không áp dụng đối với người điều khiển phương tiện giao thông đường sắt phục vụ lắp đặt thiết bị, thử nghiệm và trong quá trình thi công thuộc các dự án xây dựng mới đường sắt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước được xây dựng nhằm mục đích gì? Được quản lý tập trung ở đâu?
- Lưu học sinh Campuchia hệ đào tạo dài hạn tự lựa chọn phương tiện là xe khách có được hỗ trợ thanh toán giá vé không?
- Vận động viên đe dọa xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu thể thao có bị xử phạt hay không?
- Giới nghiêm là gì? Lệnh giới nghiêm trong hoạt động quốc phòng cần phải xác định những nội dung nào?
- Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước có số lượng người sử dụng bao nhiêu được xem là có quy mô rất lớn?