Sáp nhập thị trấn Hóc Môn từ 1/7/2025 thành xã mới nào? UBND xã mới hình thành từ việc sáp nhập thị trấn Hóc Môn có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Sáp nhập thị trấn Hóc Môn từ 1/7/2025 thành xã mới nào?
Căn cứ theo khoản 131 Điều 1 Nghị quyết 1685/NQ-UBTVQH15 có quy định việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã TPHCM như sau:
Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh
Trên cơ sở Đề án số 356/ĐA-CP ngày 09 tháng 05 năm 2025 của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh (mới) năm 2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định sắp xếp để thành lập các đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
...
130. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã Thới Tam Thôn, Nhị Bình và Đông Thạnh thành xã mới có tên gọi là xã Đông Thạnh.
131. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Tân Hiệp (huyện Hóc Môn), xã Tân Xuân và thị trấn Hóc Môn thành xã mới có tên gọi là xã Hóc Môn.
...
Theo đó, từ ngày 1/7/2025, thị trấn Hóc Môn được sáp nhập với xã Tân Hiệp (huyện Hóc Môn), xã Tân Xuân thành xã mới có tên gọi là xã Hóc Môn.
Sáp nhập thị trấn Hóc Môn từ 1/7/2025 thành xã mới nào? UBND xã mới hình thành từ việc sáp nhập thị trấn Hóc Môn có nhiệm vụ, quyền hạn gì? (Hình từ Internet)
UBND xã mới hình thành từ việc sáp nhập thị trấn Hóc Môn có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Căn cứ Điều 22 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã như sau:
- Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét ban hành nghị quyết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại điểm a, điểm b khoản 1, các điểm a, b, c, d khoản 2, các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 21 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 và tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp.
- Tổ chức thi hành Hiến pháp, pháp luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp trên địa bàn; bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực và các nguồn lực cần thiết khác để thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn.
- Thực hiện quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn, bảo đảm nền hành chính thống nhất, thông suốt, liên tục, hiệu lực, hiệu quả, dân chủ, pháp quyền, chuyên nghiệp, quản trị hiện đại, trong sạch, công khai, minh bạch, phục vụ Nhân dân và chịu sự kiểm tra, giám sát của Nhân dân.
- Quyết định phân bổ, giao dự toán chi đối với các khoản chưa phân bổ chi tiết; quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách cấp mình và các nội dung khác theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
- Quy định nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp mình; quyết định thành lập, tổ chức lại, thay đổi tên gọi, giải thể, quy định tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp mình theo quy định của pháp luật.
- Quản lý biên chế cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính của chính quyền địa phương cấp mình, số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý; thực hiện quản lý tổ chức, hoạt động của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, người hoạt động không chuyên trách trên địa bàn theo quy định của pháp luật và phân cấp của cơ quan nhà nước cấp trên.
- Quyết định theo thẩm quyền các quy hoạch chi tiết của cấp mình; thực hiện liên kết, hợp tác giữa các đơn vị hành chính cấp xã theo quy định của pháp luật.
- Ban hành Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân cấp mình.
- Ban hành quyết định và các văn bản hành chính khác về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình; bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung, thay thế văn bản do mình ban hành khi xét thấy không còn phù hợp hoặc trái pháp luật.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp, ủy quyền và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, UBND xã Hóc Môn UBND mới hình thành từ việc sáp nhập thị trấn Hóc Môn có các nhiệm vụ, quyền hạn nêu trên.
Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã do cơ quan nào xây dựng?
Căn cứ theo Điều 9 Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15 quy định Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn theo các nguyên tắc sắp xếp và định hướng về tiêu chuẩn quy định tại Điều 2 và Điều 5 Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15. Hồ sơ đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã gồm có:
- Tờ trình về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã;
- Đề án về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15;
- Báo cáo tổng hợp ý kiến Nhân dân, ý kiến của Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan;
- Dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã;
- 02 tờ bản đồ, gồm 01 tờ bản đồ về hiện trạng địa giới của tất cả các đơn vị hành chính cấp xã có liên quan và 01 tờ bản đồ về phương án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã;
- Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã; quyết định nội dung, hình thức lấy ý kiến theo hướng dẫn của Chính phủ.
Sau khi có kết quả lấy ý kiến Nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoàn thiện đề án, gửi Hội đồng nhân dân các cấp có liên quan xem xét, biểu quyết về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, tổng hợp và gửi Bộ Nội vụ để thẩm định.
Bộ Nội vụ tổ chức thẩm định nội dung đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã do địa phương chuẩn bị và tổng hợp, xây dựng đề án của Chính phủ về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của từng đơn vị hành chính cấp tỉnh, báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Trường hợp đơn vị hành chính cấp tỉnh có định hướng sắp xếp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì Bộ Nội vụ tổng hợp nội dung đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của các đơn vị hành chính cấp tỉnh thực hiện sắp xếp, xây dựng đề án về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thuộc đơn vị hành chính cấp tỉnh dự kiến hình thành sau sắp xếp.
Hồ sơ đề án của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã phải được gửi đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước ngày 30 tháng 5 năm 2025. Hồ sơ đề án phải được Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội thẩm tra làm cơ sở trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định trước ngày 30/6/2025 để bảo đảm có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phường Hiệp Phú TP Thủ Đức (cũ) đổi tên thành gì sau sáp nhập? Phường Hiệp Phú sáp nhập với phường nào?
- Chính thức từ 1/1/2026, tiền lương và phụ cấp đối với giáo viên được quy định thế nào theo Luật Nhà giáo 2025?
- Toàn văn Pháp lệnh 08/2025/UBTVQH15 sửa các Pháp lệnh về thủ tục tố tụng và xử lý hành chính ra sao?
- Đã có Quyết định 1245/QĐ-CT Kế hoạch cải cách hành chính của Cục Thuế năm 2025 ban hành ngày 26/5/2025?
- Khi sáp nhập Bình Dương vào TP Hồ Chí Minh, phường Dĩ An tỉnh Bình Dương có được giữ nguyên không?