Sản xuất thuốc nam giả sẽ bị ở tù bao nhiêu năm? Pháp nhân thương mại mà vi phạm thì bị xử phạt như thế nào?
Sản xuất thuốc nam giả là hành vi vi phạm pháp luật?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 6 Luật Dược 2016 quy định về những hành vi bị nghiêm cấm như sau:
Những hành vi bị nghiêm cấm
...
5. Kinh doanh dược thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Thuốc giả, nguyên liệu làm thuốc giả;
b) Thuốc, nguyên liệu làm thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng; thuốc, nguyên liệu làm thuốc đã có thông báo thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; thuốc, nguyên liệu làm thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ; thuốc, nguyên liệu làm thuốc đã hết hạn dùng;
...
Theo đó, một trong những hành vi bị pháp luật nghiêm cấm đó là kinh doanh thuốc giả, nguyên liệu làm thuốc giả.
Thế nên, hành vi sản xuất thuốc nam giả là hành vi vi phạm pháp luật. Trường hợp tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm nói trên thì có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Sản xuất thuốc nam giả sẽ bị ở tù bao nhiêu năm? (Hình từ internet)
Sản xuất thuốc nam giả sẽ bị ở tù bao nhiêu năm?
Căn cứ theo quy định tại Điều 194 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 44 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh như sau:
Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh
1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Buôn bán qua biên giới;
g) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
h) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
i) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
k) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng;
c) Làm chết người;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
e) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Thu lợi bất chính 2.000.000.000 đồng trở lên;
b) Làm chết 02 người trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên;
d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
...
Theo đó, người nào sản xuất thuốc nam giả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh.
Và tùy vào tính chất, mức độ và hậu quả của hành vi sản xuất thuốc nam giả của người phạm tội thuộc các khung hình phạt trên mà có thể xử phạt với hình phạt thấp nhất là 02 năm tù đến hình phạt cao nhất là tử hình.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Pháp nhân thương mại sản xuất thuốc nam giả thì bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 194 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi điểm b khoản 44 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) thì trường hợp pháp nhân thương mại sản xuất thuốc nam giả có thể bị xử phạt như sau:
- Phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng khi phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 194 Bộ luật Hình sự 2015.
- Phạt tiền từ 4.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, e, g, h, i và k khoản 2 Điều 194 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 44 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017.
- Phạt tiền từ 9.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng khi phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 194 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 44 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017
- Phạt tiền từ 15.000.000.000 đồng đến 20.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm khi phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 194 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 44 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017
- Bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn khi phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 Bộ luật Hình sự 2015.
Ngoài ra, pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?