Sản xuất rượu để kinh doanh có bắt buộc phải có cán bộ kỹ thuật có trình độ, chuyên môn trong nghề sản xuất rượu thực hiện không?
- Sản xuất rượu để kinh doanh có bắt buộc phải có cán bộ kỹ thuật có trình độ, chuyên môn trong nghề sản xuất rượu thực hiện hay không?
- Sản xuất rượu để kinh doanh đối với hộ gia đình không bắt buộc phải có cán bộ kỹ thuật có trình độ, chuyên môn thì có thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Sở Công Thương hay không?
- Thủ tục cấp giấy phép đối với mô hình sản xuất rượu để kinh doanh của hộ gia đình không bắt buộc phải có cán bộ kỹ thuật có trình độ, chuyên môn được quy định như thế nào?
Sản xuất rượu để kinh doanh có bắt buộc phải có cán bộ kỹ thuật có trình độ, chuyên môn trong nghề sản xuất rượu thực hiện hay không?
Có hai hình thức sản xuất rượu được quy định tại Điều 8 Nghị định 105/2017/NĐ-CP, theo đó các điều kiện để sản xuất rượu công nghiệp như sau:
Điều kiện sản xuất rượu công nghiệp
1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
2. Có dây chuyền máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ sản xuất rượu đáp ứng quy mô dự kiến sản xuất.
3. Bảo đảm các điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định.
4. Bảo đảm các điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định.
5. Đáp ứng các quy định về ghi nhãn hàng hóa rượu.
6. Có cán bộ kỹ thuật có trình độ, chuyên môn phù hợp với ngành, nghề sản xuất rượu.
Và Điều 9 Nghị định 105/2017/NĐ-CP như sau:
Điều kiện sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh
1. Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.
2. Bảo đảm các điều kiện về an toàn thực phẩm và ghi nhãn hàng hóa rượu theo quy định.
Như vậy, chỉ có điều kiện sản xuất rượu công nghiệp mới yêu cầu có cán bộ kỹ thuật có trình độ, chuyên môn phù hợp với ngành, nghề sản xuất rượu. Đối với sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh thì không yêu cầu có cán bộ kỹ thuật có trình độ, chuyên môn.
Do đó, sản xuất rượu để kinh doanh không bắt buộc phải có cán bộ kỹ thuật có trình độ, chuyên môn trong nghề sản xuất rượu.
Sản xuất rượu để kinh doanh có bắt buộc phải có cán bộ kỹ thuật có trình độ, chuyên môn trong nghề sản xuất rượu thực hiện hay không? (Hình từ Internet)
Sản xuất rượu để kinh doanh đối với hộ gia đình không bắt buộc phải có cán bộ kỹ thuật có trình độ, chuyên môn thì có thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Sở Công Thương hay không?
Thẩm quyền và thủ tục cấp giấy phép được quy định tại Điều 25 Nghị định 105/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 18 Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP theo đó:
Thẩm quyền và thủ tục cấp giấy phép
1. Thẩm quyền cấp giấy phép:
a) Bộ Công Thương là cơ quan cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp có quy mô từ 03 triệu lít/năm trở lên và Giấy phép phân phối rượu;
b) Sở Công Thương là cơ quan cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp có quy mô dưới 03 triệu lít/năm và Giấy phép bán buôn rượu trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c) Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, Giấy phép bán lẻ rượu trên địa bàn;
d) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thì có quyền cấp sửa đổi, bổ sung và cấp lại giấy phép đó.
...
Như vậy, Sở Công Thương là cơ quan cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp có quy mô dưới 03 triệu lít/năm và Giấy phép bán buôn rượu trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, Giấy phép bán lẻ rượu trên địa bàn.
Do đó, đối với trường hợp sản xuất rượu để kinh doanh đối với hộ gia đình không bắt buộc phải có cán bộ kỹ thuật có trình độ, chuyên môn thì không thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Sở công thương mà thuộc về những cơ quan như sau: Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Thủ tục cấp giấy phép đối với mô hình sản xuất rượu để kinh doanh của hộ gia đình không bắt buộc phải có cán bộ kỹ thuật có trình độ, chuyên môn được quy định như thế nào?
Thủ tục cấp giấy phép được quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định 105/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 19 Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP theo đó:
Thẩm quyền và thủ tục cấp giấy phép
...
2. Thủ tục cấp giấy phép:
a) Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép;
b) Đối với cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp, Giấy phép phân phối rượu và Giấy phép bán buôn rượu:
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thẩm định và cấp giấy phép cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày, làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.
c) Đối với cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, Giấy phép bán lẻ rượu:
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thẩm định và cấp giấy phép cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thẩm định và cấp giấy phép cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.
Như vậy, thủ tục cấp giấy phép đối với mô hình Sản xuất rượu để kinh doanh của hộ gia đình không bắt buộc phải có cán bộ kỹ thuật có trình độ, chuyên môn như sau:
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thẩm định và cấp giấy phép hộ gia đình trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.
- Nếu chưa đủ hồ sơ hợp lệ thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét cấp giấy phép kinh doanh rượu cho Hộ gia đình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời nhận xét môn đạo đức theo Thông tư 27 cuối kì 1? Mẫu nhận xét môn đạo đức học kì 1 tiểu học theo Thông tư 27?
- Chủ đầu tư được phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng bằng hình thức nào? Nội dung chính của nhiệm vụ khảo sát xây dựng là gì?
- Ngày 13 tháng 1 là ngày gì? Ngày 13 tháng 1 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? 13 1 2025 là thứ mấy?
- Phạm nhân có được sử dụng tiền của mình để ăn thêm ngoài tiêu chuẩn định lượng mỗi tháng không?
- Mức nộp, hạn nộp thuế môn bài năm 2025 chi tiết nhất? Quy định về thời hạn nộp tờ khai thuế môn bài 2025?