Sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp trong rừng phòng hộ đã có rừng được pháp luật quy định như thế nào?
Trong rừng phòng hộ sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp phải dựa trên nguyên tắc nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 25 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp trong rừng phòng hộ
1. Nguyên tắc
a) Không thực hiện sản xuất lâm, nông ngư nghiệp kết hợp ở rừng phòng hộ đầu nguồn có độ dốc trên 30 độ; vùng bờ biển bị xói lở thuộc rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển;
b) Sử dụng hiệu quả không gian, môi trường rừng để thực hiện sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp;
c) Hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của chủ rừng, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng tham gia hoạt động lâm nghiệp.
...
Theo đó, trong rừng phòng hộ sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp phải dựa trên nguyên tắc sau đây:
- Không thực hiện sản xuất lâm, nông ngư nghiệp kết hợp ở rừng phòng hộ đầu nguồn có độ dốc trên 30 độ; vùng bờ biển bị xói lở thuộc rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển;
- Sử dụng hiệu quả không gian, môi trường rừng để thực hiện sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp;
- Hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của chủ rừng, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng tham gia hoạt động lâm nghiệp.
Sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp trong rừng phòng hộ đã có rừng như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 25 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp trong rừng phòng hộ
...
2. Đối với khu rừng phòng hộ đã có rừng
Chủ rừng, bên nhận khoán ổn định là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được trồng xen cây nông nghiệp, cây lâm sản ngoài gỗ, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản dưới tán rừng phòng hộ, nhưng không được làm suy giảm diện tích rừng, chất lượng, ảnh hưởng đến tái sinh rừng và khả năng phòng hộ của rừng.
Như vậy, đối với khu rừng phòng hộ đã có rừng sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp thì chủ rừng, bên nhận khoán ổn định là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được trồng xen cây nông nghiệp, cây lâm sản ngoài gỗ, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản dưới tán rừng phòng hộ, nhưng không được làm suy giảm diện tích rừng, chất lượng, ảnh hưởng đến tái sinh rừng và khả năng phòng hộ của rừng.
Rừng phòng hộ sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp (Hình từ Internet)
Đối với đất chưa có rừng phòng hộ sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp được pháp luật quy định như thế nào?
Theo khoản 3 Điều 25 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp trong rừng phòng hộ
...
...
3. Đối với đất chưa có rừng
a) Chủ rừng, bên nhận khoán ổn định là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được sử dụng đất chưa có rừng để kết hợp sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp, nhưng phải trồng rừng trên diện tích đất được giao, khoán bảo đảm tỷ lệ diện tích có rừng từ 80% trở lên của lô rừng đối với rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng chắn gió, chắn cát bay; 60% trở lên đối với rừng ngập mặn có kết hợp nuôi trồng thủy sản. Các biện pháp kỹ thuật lâm sinh để phát triển rừng phòng hộ thực hiện theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
b) Được trồng xen cây nông nghiệp, cây công nghiệp, cây ăn quả với cây rừng trên diện tích đất được giao, khoán. Không được chăn thả gia súc, gia cầm, vật nuôi trên diện tích mới trồng rừng, đang trong thời kỳ chăm sóc;
c) Được sử dụng diện tích đất xen giữa các băng trồng cây rừng để sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp với tỷ lệ không quá 20% diện tích đất của lô rừng được giao, khoán thuộc khu vực rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; 40% diện tích mặt nước đối với rừng ngập mặn có kết hợp nuôi trồng thủy sản.
Theo đó, đối với đất chưa có rừng phòng hộ sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp được pháp luật quy định như sau:
- Chủ rừng, bên nhận khoán ổn định là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được sử dụng đất chưa có rừng để kết hợp sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp, nhưng phải trồng rừng trên diện tích đất được giao, khoán bảo đảm tỷ lệ diện tích có rừng từ 80% trở lên của lô rừng đối với rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng chắn gió, chắn cát bay;
60% trở lên đối với rừng ngập mặn có kết hợp nuôi trồng thủy sản. Các biện pháp kỹ thuật lâm sinh để phát triển rừng phòng hộ thực hiện theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Được trồng xen cây nông nghiệp, cây công nghiệp, cây ăn quả với cây rừng trên diện tích đất được giao, khoán. Không được chăn thả gia súc, gia cầm, vật nuôi trên diện tích mới trồng rừng, đang trong thời kỳ chăm sóc;
- Được sử dụng diện tích đất xen giữa các băng trồng cây rừng để sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp với tỷ lệ không quá 20% diện tích đất của lô rừng được giao, khoán thuộc khu vực rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; 40% diện tích mặt nước đối với rừng ngập mặn có kết hợp nuôi trồng thủy sản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giấy chứng nhận Kiểm tra viên mới của công chức viên chức ngành Kiểm sát nhân dân theo Thông tư 03?
- Chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản được sử dụng tối đa bao nhiêu diện tích?
- Mẫu biên bản bàn giao nhà và trang thiết bị đi kèm sau khi mua bán, cho thuê nhà ở? Tải mẫu tại đâu?
- Lỗi đè vạch liền màu vàng ô tô phạt bao nhiêu tiền 2025? Đè vạch liền màu vàng ô tô gây tai nạn giao thông phạt bao nhiêu?
- Hướng dẫn tính tiền lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần chi tiết? Thời gian làm thêm giờ là gì?