Sản xuất giấy vệ sinh tiêu thụ trên thị trường Việt Nam có phải công bố hợp quy và dán dấu hợp quy hay không?
Yêu cầu đối với nguyên vật liệu làm giấy vệ sinh là gì?
Theo tiểu mục 2.1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 09:2015/BCT đối với sản phẩm khăn giấy và giấy vệ sinh do Bộ Công Thương ban hành, quy định về yêu cầu đối với 2 nguyên vật liệu làm giấy vệ sinh như sau:
* Đối với bột giấy
Bột giấy sử dụng trong quá trình sản xuất khăn giấy và giấy vệ sinh bao gồm bột giấy nguyên thủy, bột giấy tái chế, hỗn hợp bột giấy nguyên thủy và tái chế.
Bột giấy tái chế sử dụng trong sản xuất khăn giấy và giấy vệ sinh được sản xuất từ các loại giấy văn phòng phù hợp với Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5946: 2007 - Giấy loại.
Không sử dụng các loại bột giấy để sản xuất khăn giấy và giấy vệ sinh từ các loại giấy có nguồn gốc sau:
- Giấy và cáctông đã qua sử dụng để chứa dầu, nhớt, mỡ, hóa chất, thực phẩm;
- Giấy và cáctông đã qua sử dụng có thành phần hợp chất chống cháy (hợp chất Polybrominated diphenyl ether - PBDE, hợp chất Polybrominated biphenyl - PBB, các hợp chất gốc phthalate);
- Giấy và cáctông đã bị cháy một phần;
- Giấy và cáctông có nguồn gốc là rác thải y tế.
* Đối với hóa chất sử dụng để sản xuất
Hóa chất sử dụng trong quá trình sản xuất khăn giấy và giấy vệ sinh phải tuân thủ quy định trong Luật Hóa chất 2007. Trường hợp là hóa chất nguy hiểm phải lập Phiếu an toàn hóa chất (Material Safety Data Sheet - MSDS) theo quy định.
Sản xuất giấy vệ sinh tiêu thụ trên thị trường Việt Nam có phải công bố hợp quy và dán dấu hợp quy hay không? (Hình từ Internet)
Ghi nhãn sản phẩm giấy vệ sinh như thế nào?
Tại tiểu mục 2.3 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 09:2015/BCT quy định về ghi nhãn đối với sản phẩm giấy vệ sinh như sau:
Yêu cầu về ghi nhãn
2.3.1. Trên mỗi đơn vị bao gói sản phẩm phải có nhãn hàng hóa. Nội dung ghi nhãn phải rõ ràng, dễ đọc, khó tẩy xóa và phải theo đúng quy định tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về Nhãn hàng hóa.
2.3.2. Nội dung ghi nhãn hàng hóa phải có tối thiểu các thông tin sau:
- Tên, địa chỉ của nhà sản xuất;
- Tên, địa chỉ nhà nhập khẩu (đối với sản phẩm nhập khẩu);
- Nhãn hiệu sản phẩm;
- Số hiệu tiêu chuẩn do nhà sản xuất công bố áp dụng;
- Dấu hợp quy (dấu CR);
- Định lượng của một lớp giấy;
- Loại bột giấy sử dụng;
- Số lớp của sản phẩm;
- Ngày sản xuất - hạn sử dụng.
Sản xuất giấy vệ sinh tiêu thụ trên thị trường Việt Nam có phải công bố hợp quy và dán nhãn hợp quy hay không?
Tại tiểu mục 3.1 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 09:2015/BCT quy định như sau:
Công bố hợp quy, chứng nhận hợp quy
3.1.1. Các sản phẩm khăn giấy, giấy vệ sinh và giấy tissue tiêu thụ trên thị trường Việt Nam phải được đánh giá chứng nhận phù hợp quy chuẩn (Chứng nhận hợp quy), mang dấu hợp quy (dấu CR) phù hợp với các quy định của Quy chuẩn kỹ thuật này và chịu sự kiểm tra của cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
3.1.2. Các sản phẩm khăn giấy, giấy vệ sinh và giấy tissue được sản xuất, gia công tại các cơ sở có điều kiện đảm bảo chất lượng trong sản xuất ổn định được đánh giá, chứng nhận hợp quy theo phương thức 5 nêu tại Điều 5 của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc Quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật (sau đây gọi là Thông tư số 28). Các sản phẩm hàng hóa sau khi chứng nhận hợp quy theo phương thức 5 cần phải được công bố hợp quy.
Giấy chứng nhận hợp quy theo phương thức 5 có giá trị hiệu lực không quá ba (3) năm kể từ ngày cấp.
3.1.3. Các sản phẩm khăn giấy, giấy vệ sinh và giấy tissue chưa đủ điều kiện để đánh giá theo phương thức 5 theo quy định tại mục 3.1.2 của điều này (bao gồm các sản phẩm nhập khẩu theo lô hàng; các sản phẩm được sản xuất, gia công trong nước chưa được đánh giá theo phương thức 5) phải được chứng nhận hợp quy theo phương thức 7 nêu tại Điều 5 Thông tư số 28. Các sản phẩm khăn giấy, giấy vệ sinh và giấy tissue sau khi chứng nhận hợp quy theo phương thức 7 phải được công bố hợp quy. Các sản phẩm nhập khẩu theo lô hàng không phải công bố hợp quy.
Giấy chứng nhận hợp quy theo phương thức 7 chỉ có giá trị hiệu lực đối với lô hàng được đánh giá chứng nhận.
3.1.4. Phương thức, trình tự, thủ tục công bố hợp quy, chứng nhận hợp quy được thực hiện theo các quy định tại Mục II Chương II Thông tư số 48/2011/TT-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương (sau đây gọi là Thông tư số 48).
Như vậy đối với sản phẩm giấy vệ sinh cơ sở sản xuất để tiêu thụ tại thị trường Việt Nam thì phải thực hiện được đánh giá chứng nhận phù hợp quy chuẩn (Chứng nhận hợp quy) và dán dấu hợp quy.
Chỉ có các sản phẩm khăn giấy, giấy vệ sinh chưa đủ điều kiện để đánh giá theo phương thức 5 và phải được chứng nhận hợp quy theo phương thức 7 mới phải thực hiện công bố hợp quy.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?
- Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân gồm những hình phạt nào? Hình phạt cao nhất là gì?