Sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ nhỏ là loại thức ăn thế nào? Việc quảng cáo sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ nhỏ được quy định thế nào?
Sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ nhỏ là loại thức ăn thế nào?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 100/2014/NĐ-CP về sản phẩm dinh dưỡng bổ sung như sau:
Sản phẩm dinh dưỡng bổ sung (viết tắt là thức ăn bổ sung) là thức ăn dạng sệt hoặc đặc có đủ 04 nhóm thành phần: Tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất được chế biến sẵn để ăn bổ sung thêm cùng với sữa mẹ hoặc sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi.
Theo quy định trên, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ nhỏ là thức ăn dạng sệt hoặc đặc có đủ 04 nhóm thành phần như tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.
Sẩn phẩm này được chế biến sẵn để ăn bổ sung thêm cùng với sữa mẹ hoặc sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi.
Sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ nhỏ (Hình từ Internet)
Tài liệu thông tin, giáo dục, truyền thông về sử dụng sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ nhỏ phải đảm bảo những yêu cầu nào?
Theo Điều 5 Nghị định 100/2014/NĐ-CP quy định về tài liệu thông tin, giáo dục, truyền thông về sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ như sau:
Tài liệu thông tin, giáo dục, truyền thông về sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ
Nội dung của tài liệu thông tin, giáo dục, truyền thông về sử dụng sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ phải bảo đảm yêu cầu sau đây:
1. Hướng dẫn cách lựa chọn, sử dụng đúng sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ;
2. Hướng dẫn cách rửa sạch và tiệt khuẩn dụng cụ dùng cho trẻ nhỏ ăn;
3. Hướng dẫn cách cho trẻ nhỏ ăn bằng cốc, thìa hợp vệ sinh;
4. Những cảnh báo có hại có thể xảy ra đối với sức khỏe của trẻ nhỏ nếu cho trẻ ngậm vú nhân tạo, bú bằng bình hoặc ăn bổ sung trước khi tròn 06 tháng tuổi;
5. Cung cấp thông tin về khả năng nhiễm khuẩn khi trẻ bú bình và khi sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ không được pha chế và cho ăn đúng cách;
6. Cảnh báo việc tốn kém khi nuôi trẻ nhỏ bằng sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ.
Theo đó, nội dung tài liệu thông tin, giáo dục, truyền thông về sử dụng sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ nhỏ phải đảm bảo những yêu cầu được quy định tại Điều 5 nêu trên.
Trong đó có yêu cầu hướng dẫn cách lựa chọn, sử dụng đúng sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ.
Đồng thời có những cảnh báo có hại có thể xảy ra đối với sức khỏe của trẻ nhỏ nếu cho trẻ ngậm vú nhân tạo, bú bằng bình hoặc ăn bổ sung trước khi tròn 06 tháng tuổi.
Việc quảng cáo sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ nhỏ được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 100/2014/NĐ-CP quy định về quảng cáo sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ như sau:
Quảng cáo sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ
1. Nghiêm cấm quảng cáo sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi; thức ăn bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo dưới mọi hình thức; sử dụng hình ảnh bào thai hoặc trẻ nhỏ trong quảng cáo sữa dùng cho phụ nữ mang thai.
2. Việc quảng cáo thức ăn bổ sung dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi phải bảo đảm yêu cầu sau đây:
a) Phần đầu của quảng cáo phải có nội dung: "Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ";
b) Nội dung quảng cáo phải nêu rõ “Sản phẩm này là thức ăn bổ sung và được ăn thêm cùng với sữa mẹ dùng cho trẻ trên 06 tháng tuổi”; phù hợp với quy định tại Điều 4, Điều 5 Nghị định này và quy định khác của pháp luật về quảng cáo và an toàn thực phẩm.
3. Nội dung, điều kiện, thủ tục quảng cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về quảng cáo.
Như vậy, việc quảng cáo sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ nhỏ phải đảm bảo những yêu cầu được quy định tại Điều 6 nêu trên.
Trong đó có yêu cầu phần đầu của quảng cáo phải có nội dung: "Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ".
Và nội dung, điều kiện, thủ tục quảng cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về quảng cáo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mọi trường hợp CSGT dừng xe người tham gia giao thông thì đều xử lý vi phạm giao thông đúng không?
- Thời gian nghỉ không lương tối đa đối với công chức, viên chức là bao lâu? Thời gian nghỉ không lương có tính vào thời gian làm việc tính phép năm?
- Những bệnh không đủ điều kiện sức khỏe thi lái xe theo Thông tư 36/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
- Quân nhân khi tiếp xúc với nhân dân mà có hành vi đòi hỏi, yêu sách có thể bị tước danh hiệu quân nhân?
- Ngoài bản đồ địa giới đơn vị hành chính cấp xã, hồ sơ địa giới đơn vị hành chính cấp xã còn có gì?