Sản phẩm có ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, người bán không phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp nào?
Sản phẩm ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng được xác định là sản phẩm có khuyết tật nhóm mấy?
Căn cứ theo Điều 3 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
4. Sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật là sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng, có khả năng gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng nhưng chưa phát hiện được khuyết tật tại thời điểm sản phẩm, hàng hóa được cung cấp cho người tiêu dùng mặc dù sản phẩm, hàng hóa đó được sản xuất theo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành, bao gồm:
a) Sản phẩm, hàng hóa sản xuất hàng loạt có khuyết tật phát sinh từ thiết kế kỹ thuật;
b) Sản phẩm, hàng hóa đơn lẻ có khuyết tật phát sinh từ quá trình sản xuất, chế biến, vận chuyển, lưu giữ và sử dụng;
c) Sản phẩm, hàng hóa tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn trong quá trình sử dụng nhưng không có hướng dẫn, cảnh báo đầy đủ cho người tiêu dùng.
...
Theo đó, những sản phẩm không bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng, có khả năng gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng nhưng chưa phát hiện được khuyết tật tại thời điểm sản phẩm được cung cấp cho người tiêu dùng mặc dù sản phẩm đó được sản xuất theo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành được xác định là sản phẩm có khuyết tật.
Tiếp đó, căn cứ theo Điều 33 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định như sau:
Thu hồi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật
1. Sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật bao gồm:
a) Sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật nhóm A là sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe của người tiêu dùng;
b) Sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật nhóm B là sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây thiệt hại cho tài sản của người tiêu dùng;
c) Sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật có khả năng gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng thì áp dụng các quy định đối với sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật nhóm A.
...
Như vậy, sản phẩm ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng được xác định là sản phẩm có khuyết tật nhóm A.
Sản phẩm ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng được xác định là sản phẩm có khuyết tật nhóm mấy? (hình từ internet)
Sản phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, người bán không phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 35 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định như sau:
Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật gây ra
Tổ chức, cá nhân kinh doanh quy định tại Điều 34 của Luật này được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau đây:
1. Khi chứng minh được khuyết tật của sản phẩm, hàng hóa không thể phát hiện được với trình độ khoa học, công nghệ của thế giới tính đến thời điểm sản phẩm, hàng hóa gây thiệt hại;
2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh đã áp dụng đầy đủ các biện pháp quy định tại Điều 32 và Điều 33 của Luật này, người tiêu dùng đã tiếp nhận đầy đủ thông tin nhưng vẫn cố ý sử dụng sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật gây thiệt hại;
3. Trường hợp khác theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo quy định nêu trên thì người bán không phải bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng khi cung cấp sản phẩm có khuyết tật gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng trong các trường hợp sau:
(1) Khi chứng minh được khuyết tật của sản phẩm, hàng hóa không thể phát hiện được với trình độ khoa học, công nghệ của thế giới tính đến thời điểm sản phẩm, hàng hóa gây thiệt hại;
(2) Người bán đã áp dụng đầy đủ các biện pháp quy định tại Điều 32 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 và Điều 33 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023, người tiêu dùng đã tiếp nhận đầy đủ thông tin nhưng vẫn cố ý sử dụng sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật gây thiệt hại;
(3) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Khi phát hiện sản phẩm ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng thì người bán phải làm gì?
Căn cứ theo Điều 32 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 thì khi phát hiện sản phẩm có khuyết tật ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng thì người bán có trách nhiệm:
- Thu hồi và xử lý sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật theo quy định tại Điều 33 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 và quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong quá trình thu hồi và xử lý sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật;
- Báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và cơ quan quản lý nhà nước có liên quan trước và sau khi thực hiện việc thu hồi; thực hiện việc thu hồi đúng nội dung đã báo cáo, thông báo và chịu các chi phí phát sinh trong quá trình thu hồi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biển báo cấm đi ngược chiều là gì? Hình ảnh biển báo cấm đi ngược chiều? Lỗi đi ngược chiều 2025 phạt bao nhiêu?
- Nghị định 177, Nghị định 178 năm 2024 PDF? Tải về Nghị định 177, Nghị định 178 năm 2024 PDF ở đâu?
- Mẫu Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện nước ngoài mới nhất theo Thông tư 56?
- Lỗi gắn gương xe máy không có tác dụng, gương trang trí 2025 bị phạt bao nhiêu? Gương xe máy đạt chuẩn?
- Bài phát biểu chúc mừng Đại hội chi bộ nhiệm kỳ 2025 2027? Lời chúc mừng Đại hội chi bộ hay nhất nhiệm kỳ 2025 2027?