Sân đỗ tàu bay là gì? Bảo vệ tàu bay tại sân đỗ tàu bay như thế nào theo quy định mới nhất hiện nay?

Khu vực sân đỗ tàu bay có được coi là khu vực hạn chế tại sân bay hay không? Bảo vệ tàu bay tại sân đỗ tàu bay như thế nào? Câu hỏi đến từ anh L.K sống ở Long Thành. Mong được hỗ trợ, xin chân thành cảm ơn!

Sân đỗ tàu bay là gì?

Sân đỗ tàu bay được giải thích theo khoản 28 Điều 3 Thông tư 13/2019/TT-BGTVT quy định như sau:

Sân đỗ tàu bay là khu vực được xác định trong khu bay dành cho tàu bay đỗ để đón, trả hành khách, hành lý, bưu gửi, hàng hóa, tiếp nhiên liệu hoặc bảo dưỡng.

Sân đỗ tàu bay là gì?

Sân đỗ tàu bay (Hình từ Internet)

Bảo vệ tàu bay tại sân đỗ tàu bay như thế nào?

Bảo vệ tàu bay tại sân đỗ tàu bay theo Điều 64 Thông tư 13/2019/TT-BGTVT, được sửa đổi bởi khoản 40 Điều 1 Thông tư 41/2020/TT-BGTVT quy định cụ thể:

(1) Tàu bay đỗ tại sân đỗ tàu bay phải được bảo vệ bằng các biện pháp thích hợp nhằm phát hiện, ngăn chặn người, phương tiện tiếp cận, đưa đồ vật lên, xuống hoặc để lại trên tàu bay một cách trái phép.

(2) Tàu bay không khai thác phải được thực hiện các biện pháp quy định tại khoản (1) Điều này và các yêu cầu sau:

+ Cầu thang, cầu ống dẫn khách, băng chuyền và các phương tiện phục vụ khác phải được di dời khỏi tàu bay;

+ Người khai thác tàu bay chịu trách nhiệm đóng, khóa cửa tàu bay; niêm phong cửa tàu bay; tàu bay đỗ ban đêm phải được chiếu sáng.

(3) Tàu bay đang khai thác phải được thực hiện các biện pháp quy định tại khoản (1) Điều này và người khai thác tàu bay chịu trách nhiệm tổ chức kiểm soát người, đồ vật lên, xuống tàu bay.

Khu vực sân đỗ tàu bay có được coi là khu vực hạn chế tại sân bay hay không?

Khu vực sân đỗ tàu bay có được coi là khu vực hạn chế tại sân bay theo khoản 1 Điều 31 Thông tư 13/2019/TT-BGTVT quy định cụ thể:

Thiết lập khu vực hạn chế
1. Căn cứ thực tế cơ sở hạ tầng và hoạt động hàng không dân dụng, các khu vực hạn chế sau đây phải được thiết lập:
a) Khu vực hành khách sau khi đã kiểm tra soi chiếu người và hành lý chờ để đi tàu bay (khu vực cách ly), khu vực từ điểm kiểm tra an ninh đối với nhân viên nội bộ trước khi vào khu vực hạn chế vào bên trong nhà ga;
b) Khu vực sân đỗ tàu bay, đường hạ cất cánh, đường lăn và các khu vực khác trong sân bay (sân bay);
c) Khu vực phục vụ hành lý ký gửi sau khi đã được kiểm tra an ninh hàng không để đưa lên tàu bay (khu vực phân loại hành lý);
d) Khu vực dành cho hành khách quá cảnh, nối chuyến chờ để chuyển tiếp chuyến bay (khu vực quá cảnh);
đ) Khu vực phục vụ hàng hóa, bưu gửi sau khi đã kiểm tra soi chiếu để đưa lên tàu bay (khu vực phân loại, lưu giữ, chất xếp hàng hóa, bưu gửi);
e) Nhà khách phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyến bay ưu tiên;
g) Khu vực giao nhận hành lý cho hành khách tại nhà ga đến;
h) Khu vực bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt tàu bay;
i) Khu vực sản xuất, chế biến, cung ứng suất ăn;
k) Khu vực kho nhiên liệu cung cấp cho tàu bay;
l) Trung tâm khẩn nguy cảng hàng không; Trung tâm khẩn nguy hàng không quốc gia;
m) Trung tâm kiểm soát đường dài, cơ sở kiểm soát tiếp cận, trung tâm quản lý luồng không lưu;
n) Đài kiểm soát tại sân bay, trạm ra-đa kiểm soát không lưu, trạm thông tin điều hành bay;
o) Trạm cấp điện, cấp nước của cảng hàng không, sân bay (nằm ngoài khu vực hạn chế nhà ga, sân bay);
p) Khu vực từ điểm soi chiếu hành lý ký gửi vào bên trong nhà ga;
q) Khu vực từ điểm soi chiếu hàng hóa, bưu gửi để vận chuyển bằng tàu bay vào bên trong nhà ga, nhà kho;
r) Khu vực lắp đặt các thiết bị điều khiển trung tâm của hệ thống kỹ thuật nhà ga, sân bay, kiểm soát cổng cửa ra vào nhà ga, sân bay, quản lý tòa nhà; phòng giám sát an ninh bằng ca-me-ra; nơi đặt thiết bị điều khiển hệ thống phát thanh, phát hình của cảng hàng không, sân bay; nơi đặt máy chủ hệ thống máy tính phục vụ hoạt động của của cảng hàng không, sân bay.
2. Căn cứ khoản 1 Điều này, người khai thác cảng hàng không, sân bay chủ trì, phối hợp với Cảng vụ hàng không, bộ phận kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không của đơn vị cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không và các cơ quan, đơn vị liên quan xác định các khu vực hạn chế và ranh giới cụ thể của từng khu vực hạn chế thuộc nhà ga, sân bay và khu vực hạn chế thuộc quyền quản lý, khai thác riêng của người khai thác cảng hàng không, sân bay khi xây dựng chương trình an ninh hàng không.
3. Căn cứ khoản 1 Điều này, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay chủ trì, phối hợp với Cảng vụ hàng không và các cơ quan, đơn vị liên quan xác định khu vực hạn chế và ranh giới cụ thể của từng khu vực hạn chế thuộc quyền quản lý, khai thác đối với khu vực nằm ngoài nhà ga, sân bay khi xây dựng quy chế an ninh hàng không;
...

Theo đó, căn cứ thực tế cơ sở hạ tầng và hoạt động hàng không dân dụng, khu vực hạn chế phải được thiết lập khu vực sân đỗ tàu bay.

Như vậy, khu vực sân đỗ tàu bay được coi là khu vực hạn chế tại sân bay.

Sân đỗ tàu bay
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Sân đỗ tàu bay là gì? Bảo vệ tàu bay tại sân đỗ tàu bay như thế nào theo quy định mới nhất hiện nay?
Pháp luật
Khu vực sân đỗ tàu bay được xác định như thế nào? Có được coi là khu vực hạn chế tại sân bay hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sân đỗ tàu bay
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
483 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sân đỗ tàu bay
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào