Sai sót trong thi công xây dựng mà nhà thầu không sửa chữa được thì phải trả mọi chi phí cho chủ đầu tư sửa chữa mà không được kiến nghị?
- Sai sót trong thi công xây dựng mà nhà thầu không sửa chữa được thì phải trả mọi chi phí cho chủ đầu tư sửa chữa mà không được kiến nghị?
- Sản phẩm của hợp đồng thi công xây dựng phải đảm bảo yêu cầu về chất lượng như thế nào theo quy định mới nhất?
- Nội dung và khối lượng công việc của hợp đồng thi công xây dựng được quy định thể nào?
Sai sót trong thi công xây dựng mà nhà thầu không sửa chữa được thì phải trả mọi chi phí cho chủ đầu tư sửa chữa mà không được kiến nghị?
Căn cứ tại khoản 6 Điều 7 Phụ lục 3 Thông tư 02/2023/TT-BXD quy định yêu cầu về chất lượng sản phẩm và nghiệm thu, bàn giao sản phẩm hợp đồng thi công xây dựng như sau:
Yêu cầu về chất lượng sản phẩm và nghiệm thu, bàn giao sản phẩm hợp đồng thi công xây dựng
...
7.6. Trách nhiệm của Nhà thầu đối với các sai sót
a) Bằng kinh phí của mình Nhà thầu phải hoàn thành các công việc còn tồn đọng vào ngày đã nêu trong biên bản nghiệm thu, bàn giao trong khoảng thời gian hợp lý mà Chủ đầu tư yêu cầu nhưng đảm bảo không vượt quá khoảng thời gian thực hiện các công việc còn tồn đọng đó quy định trong hợp đồng.
b) Trường hợp không sửa chữa được sai sót
- Nếu Nhà thầu không sửa chữa được các sai sót hay hư hỏng trong khoảng thời gian hợp lý, Chủ đầu tư hoặc đại diện của Chủ đầu tư có thể ấn định ngày để sửa chữa các sai sót hay hư hỏng và thông báo cho Nhà thầu biết về ngày này.
- Nếu Nhà thầu không sửa chữa được các sai sót hay hư hỏng vào ngày đã được thông báo, Chủ đầu tư có thể tự tiến hành công việc hoặc thuê người khác sửa chữa và Nhà thầu phải chịu mọi chi phí (Nhà thầu không được kiến nghị về chi phí sửa chữa nếu không cung cấp được tài liệu chứng minh sự thiếu chính xác trong cách xác định chi phí sửa chữa của Chủ đầu tư), Nhà thầu sẽ không phải chịu trách nhiệm về công việc sửa chữa nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm tiếp tục nghĩa vụ của mình đối với công trình theo hợp đồng.
c) Nếu sai sót hoặc hư hỏng dẫn đến việc Chủ đầu tư không sử dụng được công trình hay phần lớn công trình cho mục đích đã định thì Chủ đầu tư sẽ chấm dứt hợp đồng; khi đó, Nhà thầu sẽ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại cho Chủ đầu tư theo hợp đồng và theo các quy định pháp luật.
d) Nếu sai sót hoặc hư hỏng không thể sửa chữa ngay trên công trường được và được Chủ đầu tư đồng ý, Nhà thầu có thể chuyển khỏi công trường thiết bị hoặc cấu kiện bị sai sót hay hư hỏng để sửa chữa.
Như vậy, trường hợp Nhà thầu không sửa chữa được các sai sót hay hư hỏng vào ngày đã được thông báo, Chủ đầu tư có thể tự tiến hành công việc hoặc thuê người khác sửa chữa và Nhà thầu phải chịu mọi chi phí.
Nhà thầu sẽ không phải chịu trách nhiệm về công việc sửa chữa nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm tiếp tục nghĩa vụ của mình đối với công trình theo hợp đồng.
Lưu ý: Nhà thầu không được kiến nghị về chi phí sửa chữa nếu không cung cấp được tài liệu chứng minh sự thiếu chính xác trong cách xác định chi phí sửa chữa của Chủ đầu tư.
Sai sót trong thi công xây dựng mà nhà thầu không sửa chữa được thì phải trả mọi chi phí cho chủ đầu tư sửa chữa mà không được kiến nghị? (Hình từ Internet)
Sản phẩm của hợp đồng thi công xây dựng phải đảm bảo yêu cầu về chất lượng như thế nào theo quy định mới nhất?
Căn cứ tại khoản 7.1 Điều 7 Phụ lục 3 Thông tư 02/2023/TT-BXD quy định Yêu cầu về chất lượng sản phẩm hợp đồng thi công xây dựng như sau:
- Chất lượng sản phẩm của hợp đồng xây dựng phải đáp ứng các yêu cầu của hợp đồng, tuân thủ và đáp ứng các yêu cầu về chất lượng theo quy định của pháp luật. Các bên tham gia hợp đồng phải thỏa thuận trong hợp đồng về quy chuẩn, tiêu chuẩn (tiêu chuẩn và quy chuẩn Quốc gia), chỉ dẫn kỹ thuật áp dụng cho sản phẩm của hợp đồng xây dựng.
- Đối với thiết bị, hàng hóa nhập khẩu ngoài quy định tại Điểm a Khoản này còn phải quy định về nguồn gốc, xuất xứ.
Cụ thể:
+ Công trình phải được thi công theo bản vẽ thiết kế (kể cả phần sửa đổi được Chủ đầu tư chấp thuận), chỉ dẫn kỹ thuật được nêu trong hồ sơ mời thầu (hoặc hồ sơ yêu cầu) phù hợp với hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng cho dự án và các quy định về chất lượng công trình, xây dựng của nhà nước có liên quan; Nhà thầu phải có sơ đồ và thuyết minh hệ thống quản lý chất lượng thi công, giám sát chất lượng thi công của mình.
+ Nhà thầu phải cung cấp cho Chủ đầu tư các kết quả thí nghiệm vật liệu, sản phẩm của công việc hoàn thành. Các kết quả thí nghiệm này phải được thực hiện bởi phòng thí nghiệm hợp chuẩn theo quy định.
+ Nhà thầu đảm bảo vật tư, thiết bị được cung cấp có nguồn gốc xuất xứ như quy định của hồ sơ hợp đồng.
Nội dung và khối lượng công việc của hợp đồng thi công xây dựng được quy định thể nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 6 Phục lục 3 Thông tư 02/2023/TT-BXD quy định nội dung và khối lượng công việc của hợp đồng thi công xây dựng được quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 37/2015/NĐ-CP và có thể bao gồm toàn bộ hoặc một số công việc sau:
- Bàn giao và tiếp nhận, quản lý mặt bằng xây dựng, tiếp nhận và bảo quản tim, cốt, mốc giới công trình;
- Cung cấp vật liệu xây dựng, nhân lực, máy và thiết bị thi công để thi công xây dựng công trình theo hợp đồng;
- Thi công xây dựng công trình theo đúng hồ sơ thiết kế được phê duyệt và quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng hiện hành;
- Thực hiện trắc đạc, quan trắc công trình theo yêu cầu thiết kế. Thực hiện thí nghiệm, kiểm tra chạy thử đơn động và chạy thử liên động theo kế hoạch trước khi đề nghị nghiệm thu;
- Kiểm soát chất lượng công việc xây dựng và lắp đặt thiết bị; giám sát thi công xây dựng công trình đối với công việc xây dựng do Nhà thầu phụ thực hiện trong trường hợp là Nhà thầu chính hoặc tổng thầu;
- Xử lý, khắc phục các sai sót, khiếm khuyết về chất lượng trong quá trình thi công xây dựng (nếu có);
- Thí nghiệm kiểm tra chất lượng vật liệu xây dựng, cấu kiện xây dựng;
- Thực hiện nghiệm thu công việc chuyển bước thi công, nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng, nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng;
- Thực hiện các công tác bảo đảm an toàn, bảo vệ và vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ;
- Bảo vệ công trường, mặt bằng thi công trong phạm vi hợp đồng thi công;
- Thực hiện các công tác bảo đảm an ninh trật tự cho khu vực công trường;
- Hợp tác với các Nhà thầu khác trên công trường (nếu có);
- Thu dọn công trường và bàn giao sản phẩm xây dựng sau khi hoàn thành;
- Các công việc khác trong quá trình thực hiện hợp đồng theo thỏa thuận của hợp đồng, các tài liệu kèm theo hợp đồng và quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa khi làm thủ tục hải quan là ở đâu? Thời hạn kiểm tra thực tế hàng hóa là bao lâu?
- Chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở có phải đăng ký biến động đất đai không? Có phải nộp tiền sử dụng đất?
- Bắt buộc doanh nghiệp phải ban hành nội quy lao động khi sử dụng bao nhiêu lao động? 09 nội dung chính trong nội quy lao động cần phải có?
- Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có được đại diện cho người tiêu dùng thực hiện khởi kiện vụ án dân sự?
- Sở giao dịch chứng khoán có được tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán cho chứng khoán của các doanh nghiệp chưa đủ điều kiện niêm yết không?