Rừng được định giá như thế nào? Trong trường hợp nào rừng được định giá? Rừng trồng được đánh giá như thế nào?
Rừng được định giá như thế nào?
Tại Điều 90 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định việc định giá rừng như sau:
- Định giá rừng bao gồm các hoạt động nhằm xác định tổng giá trị kinh tế của rừng.
- Nguyên tắc định giá rừng được quy định như sau:
+ Phù hợp với giá trị lâm sản và giá trị dịch vụ môi trường rừng đang giao dịch trên thị trường tại thời điểm định giá;
+ Phù hợp với từng loại rừng gắn với quy định về quyền sử dụng rừng, khả năng sinh lợi và thu nhập từ rừng;
+ Bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan và khoa học.
- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định phương pháp định giá rừng; khung giá rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng thuộc sở hữu toàn dân.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định khung giá rừng trên địa bàn quản lý.
Rừng được định giá như thế nào?
Trường hợp nào rừng được định giá?
Điều 91 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định trường hợp định giá rừng như sau:
- Trường hợp Nhà nước giao rừng, tổ chức đấu giá quyền sử dụng rừng, cho thuê rừng; tính giá trị rừng khi thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng.
- Trường hợp Nhà nước thu hồi rừng, thanh lý rừng; xác định giá trị vốn góp; cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước.
- Trường hợp xác định giá trị phải bồi thường khi có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại đối với rừng; thiệt hại do thiên tai, cháy rừng và các thiệt hại khác đối với rừng; xác định giá trị rừng phục vụ giải quyết tranh chấp liên quan tới rừng.
- Trường hợp xác định thuế, phí và lệ phí liên quan đến rừng.
- Trường hợp khác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Rừng trồng được định giá như thế nào?
Theo Điều 12 Thông tư 32/2018/TT-BNNPTNT quy định việc định giá rừng trồng như sau:
- Trường hợp cho thuê rừng:
+ Giá cho thuê rừng (GTrt) là giá khởi điểm được tính bằng tiền (đồng/ha) trong thời gian cho thuê rừng;
+ Giá khởi điểm cho thuê rừng, được tính như sau:
GTrt = TNrt x t
Trong đó:
TNrt là thu nhập dự kiến trong thời gian cho thuê (đồng/ha) được xác định theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này;
t là thời gian cho thuê rừng tính bằng năm.
+ Giá cho thuê rừng được xác định thông qua đấu giá cho thuê rừng theo quy định của pháp luật về đấu giá.
- Trường hợp thu hồi rừng, thanh lý rừng; xác định giá trị góp vốn; cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước (chuyển nhượng vốn):
+ Giá rừng khi thu hồi rừng, thanh lý rừng được tính bằng tổng thu nhập dự kiến trong thời gian cho thuê và được xác định theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này;
+ Giá rừng khi góp vốn; cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước được tính bằng giá rừng trồng (Grt), bao gồm tổng chi phí đã đầu tư tạo rừng (CPrt) được xác định theo quy định tại Điều 7 của Thông tư này và thu nhập dự kiến (TNrt) xác định theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này. Việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn (chuyển nhượng vốn) nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật.
- Các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 91 của Luật Lâm nghiệp được xác định như sau:
BTrt = Grt x Drt x Krt
Trong đó:
BTrt là giá trị thiệt hại, giá trị phải bồi thường đối với rừng trồng;
Grt là giá rừng trồng được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 6 của Thông tư này;
Drt là mức độ thiệt hại ước tính bằng tỷ lệ phần mười cho 01 ha rừng trồng;
Krt là hệ số điều chỉnh thiệt hại về môi trường và chức năng sinh thái của rừng có giá trị bằng: 03 đối với rừng đặc dụng, 02 đối với rừng phòng hộ và 01 đối với rừng sản xuất.
- Thuế, phí và lệ phí liên quan đến rừng:
+ Giá rừng tính thuế, phí và lệ phí liên quan được tính trên cơ sở xác định múc thu nhập dự kiến (TNrt);
+ Xác định mức thuế, phí và lệ phí liên quan theo quy định hiện hành của pháp luật về thuế, phí và lệ phí.
Khung giá rừng được ban hành dựa trên nguyên tắc nào?
Điều 13 Thông tư 32/2018/TT-BNNPTNT quy định nguyên tắc và thẩm quyền ban hành khung giá rừng như sau:
- Khung giá rừng được xác định bằng phương pháp định giá chung đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất thuộc sở hữu toàn dân theo quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
- Căn cứ quy định của pháp luật về quản lý rừng, định giá rừng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành khung giá cho từng loại rừng trên phạm vi của tỉnh và kịp thời điều chỉnh khung giá rừng khi các yếu tố hình thành giá rừng thay đổi.
- Khung giá rừng được xem xét điều chỉnh trong trường hợp có biến động tăng hoặc giảm trên 20% so với giá quy định hiện hành liên tục trong thời gian sáu (06) tháng trở lên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?