Rằm tháng Giêng nên kiêng gì? Nên làm trong ngày Rằm tháng Giêng để cả năm may mắn? Thắp hương, đốt vàng mã vào ngày này có bị phạt tiền không?

Rằm tháng Giêng nên kiêng gì? Nên làm trong ngày Rằm tháng Giêng để cả năm may mắn? Thắp hương, đốt vàng mã vào ngày Rằm tháng Giêng có bị phạt tiền không? Rằm tháng Giêng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?

Rằm tháng Giêng nên kiêng gì? Nên làm trong ngày Rằm tháng Giêng để cả năm may mắn?

Rằm tháng Giêng, hay còn gọi là Tết Nguyên Tiêu, diễn ra từ giữa đêm 14 đến hết ngày 15 tháng Giêng âm lịch. Đây là một ngày quan trọng trong văn hóa tâm linh của người Việt, vì vậy có nhiều điều kiêng kỵ mà mọi người thường chú ý để tránh ảnh hưởng đến vận khí và may mắn trong cả năm chẳng hạn như:

- Kiêng để hết gạo, hết lửa trong nhà vì quan niệm rằng điều này sẽ khiến cả năm thiếu thốn.

- Kiêng đến những nơi có nhiều âm khí để tránh bị ảnh hưởng tiêu cực

- Kiêng quan hệ nam nữ để giữ sự thanh tịnh

- Kiêng để bàn thờ bụi bẩn vì điều này thể hiện sự bất kính với tổ tiên.

- Kiêng câu cá vì dân gian có quan niệm rằng nếu câu cá vào ngày trăng tròn sẽ dễ mang đến vận đen xui rủi.

- Không sát sinh

- Tránh tranh cãi, xô xát để giữ hòa khí, sống chan hòa, vui vẻ.

- Kiêng vay mượn tiền bạc để tránh hao tài cả năm, tiền bạc tiêu tan.

- Kiêng nói những điều không may để tránh rước vận xui vào người.

Vậy ngày Rằm tháng Giêng nên làm gì để cả năm may mắn?

Bên cạnh những điều kiêng kỵ, tham khảo những việc nên làm trong ngày Tết Nguyên Tiêu (Rằm tháng Giêng) dưới đây để đón một năm mới tràn đầy may mắn, bình an và tài lộc:

- Đi chùa lễ Phật

- Làm lễ cúng gia tiên

- Ăn chay, phóng sinh, bố thí và thực hành những việc thiện.

Ngoài ra, việc dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, thắp hương và cầu nguyện cũng giúp mang lại sự an yên, hanh thông cho cả năm.

Thông tin Rằm tháng Giêng nên kiêng gì? Nên làm trong ngày Rằm tháng Giêng? nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Lưu ý:

Các ngày lễ lớn được quy định tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP cụ thể như sau:

Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).

Theo đó, ngày Rằm tháng Giêng không nằm trong các ngày lễ lớn của Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Rằm tháng Giêng nên kiêng gì? Nên làm trong ngày Rằm tháng Giêng để cả năm may mắn? Thắp hương, đốt vàng mã vào ngày này có bị phạt tiền không?

Rằm tháng Giêng nên kiêng gì? Nên làm trong ngày Rằm tháng Giêng để cả năm may mắn? Thắp hương, đốt vàng mã vào ngày này có bị phạt tiền không? (Hình từ Internet)

Thắp hương, đốt vàng mã vào ngày Rằm tháng Giêng có bị phạt tiền không?

Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về tổ chức lễ hội như sau:

Vi phạm quy định về tổ chức lễ hội
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng nơi quy định;
b) Nói tục, chửi thề, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm của lễ hội;
c) Mặc trang phục không lịch sự hoặc không phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam.
...

Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì người dân có thể bị xử phạt vi phạm hành chính số tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng nếu thắp hương, đốt vàng mã vào ngày Rằm tháng Giêng không đúng nơi quy định.

Lưu ý:

Mức phạt tiền nêu trên là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức sẽ bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân nếu có cùng một hành vi vi phạm hành chính (Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP).

Rằm tháng Giêng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:

Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Như vậy, ngày Rằm tháng Giêng không nằm trong danh sách những ngày nghỉ lễ tết người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương theo quy định.

Tuy nhiên, theo Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ hằng tuần như sau:

Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.

Theo đó, nếu ngày Rằm tháng Giêng rơi vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được nghỉ vào ngày này.

Trường hợp ngày Rằm tháng Giêng không rơi vào ngày nghỉ hằng tuần mà người lao động có nhu cầu nghỉ thì có thể làm đơn xin nghỉ hưởng lương hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định pháp luật.

Rằm tháng Giêng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Giờ cúng Rằm tháng Giêng 2025 đẹp? Cúng Rằm tháng Giêng 2025 cần lưu ý điều gì? Rằm tháng Giêng vào thứ mấy?
Pháp luật
Cúng Thần Tài rằm tháng Giêng gồm những gì 2025? Rằm tháng Giêng cúng gì cho Ông Địa Thần Tài? Bài cúng Rằm tháng Giêng bàn Thần Tài?
Pháp luật
Năm 2148 sẽ có nhuận 2 tháng Giêng? Nhuận tháng Giêng là gì? Còn bao nhiêu năm nữa đến năm 2148?
Pháp luật
Rằm tháng giêng cúng xôi gì? Mâm cúng Rằm tháng Giêng đơn giản 2025? Rằm tháng Giêng 2025 có được nghỉ không?
Pháp luật
Lễ cúng rằm tháng giêng 2025 gồm những gì? Mâm cúng rằm tháng giêng 2025 thu hút tài lộc cho gia chủ?
Pháp luật
Công dân có được quyền thực hành khấn rằm tháng giêng? Rằm tháng giêng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương?
Pháp luật
Rằm lớn là tháng mấy? 03 hoạt ý nghĩa Rằm tháng Giêng? Cúng Rằm tháng Giêng có phải là mê tín dị đoan không?
Pháp luật
Có nên cúng rằm tháng giêng trước không? Rằm tháng giêng rơi vào thứ mấy? Ngày rằm tháng giêng có phải lễ lớn?
Pháp luật
Tết nguyên tiêu tổ chức vào ngày nào? Món ăn Tết Nguyên Tiêu? Tết Nguyên Tiêu có được nghỉ làm không?
Pháp luật
15 tháng Giêng là ngày gì? 15 tháng Giêng là thứ mấy, ngày mấy? Rằm tháng Giêng có phải là ngày lễ lớn trong năm?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Rằm tháng Giêng
14 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Rằm tháng Giêng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Rằm tháng Giêng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào