Rằm tháng Giêng là gì? Rằm tháng Giêng cúng gì? Rằm tháng Giêng Ất Tỵ là thứ mấy ngày mấy dương? Thờ cúng tổ tiên Rằm tháng Giêng có phải là hoạt động tín ngưỡng?
Rằm tháng Giêng là gì? Rằm tháng Giêng Ất Tỵ là thứ mấy ngày mấy dương? Rằm tháng Giêng có phải là ngày lễ lớn?
Rằm tháng Giêng là gì? Rằm tháng Giêng Ất Tỵ 2025 là thứ mấy ngày mấy dương?
Rằm tháng Giêng (còn gọi là Tết Nguyên Tiêu) là ngày 15 tháng Giêng (âm lịch), là một trong những ngày rằm quan trọng nhất trong năm theo truyền thống văn hóa và tín ngưỡng của người Việt.
Để biết ngày Rằm tháng Giêng Ất Tỵ 2025 là thứ mấy ngày mấy dương lịch thì người đọc có thể xem chi tiết lịch dương 2025 như sau: Như vậy, Rằm tháng Giêng Ất Tỵ 2025 là thứ Tư ngày 12 tháng 02 năm 2025 dương lịch. |
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Rằm tháng Giêng có phải là ngày lễ lớn?
Rằm tháng Giêng Ất Tỵ 2025 rơi vào thứ Tư ngày 12 tháng 02 năm 2025 dương lịch.
Vậy, ngày này có phải là ngày lễ lớn hay không thì căn cứ quy định tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP về các ngày lễ lớn như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, ngày Rằm tháng Giêng Ất Tỵ 2025 (ngày 12 tháng 02 năm 2025 dương lịch) không phải là một ngày lễ lớn của nước ta.
Rằm tháng Giêng là gì? Rằm tháng Giêng cúng gì? Rằm tháng Giêng Ất Tỵ là thứ mấy ngày mấy dương? Thờ cúng tổ tiên Rằm tháng Giêng có phải là hoạt động tín ngưỡng? (Hình từ Internet)
Rằm tháng Giêng cúng gì? Thờ cúng tổ tiên ngày Rằm tháng Giêng có phải là hoạt động tín ngưỡng?
Rằm tháng Giêng cúng gì?
Rằm tháng Giêng (Tết Nguyên Tiêu) là một ngày quan trọng trong văn hóa tâm linh của người Việt. Vào ngày này, các gia đình thường làm mâm cỗ cúng tổ tiên và lễ Phật để cầu bình an, may mắn cho cả năm. (1) Mâm cỗ cúng gia tiên Tùy vào phong tục từng vùng, mâm cỗ cúng gia tiên có thể là cỗ mặn hoặc cỗ chay, bao gồm: 🔹 Cỗ mặn (dành cho gia tiên): - Gà luộc - Xôi gấc (tượng trưng cho may mắn) - Giò chả - Canh măng hoặc canh bóng - Nem rán - Rau xào, dưa hành, bánh chưng, bánh tét 🔹 Cỗ chay (có thể dùng khi cúng Phật): - Xôi, chè - Nem chay, giò chay - Canh nấm, rau xào - Các món từ đậu hũ, rau củ Ngoài ra, hương, hoa, trầu cau, rượu, nước, bánh kẹo cũng là những lễ vật thường có trên bàn thờ. (2) Lễ cúng Phật Nếu gia đình theo đạo Phật, có thể cúng mâm cỗ chay đơn giản hơn với xôi, chè, hoa quả tươi và trà. |
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Thờ cúng tổ tiên ngày Rằm tháng Giêng có phải là hoạt động tín ngưỡng?
Để biết thờ cúng tổ tiên ngày Rằm tháng Giêng có phải là hoạt động tín ngưỡng hay không thì căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.
2. Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thờ cúng tổ tiên, các biểu tượng linh thiêng; tưởng niệm và tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng; các lễ nghi dân gian tiêu biểu cho những giá trị lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội.
...
Theo đó, hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thờ cúng tổ tiên, các biểu tượng linh thiêng; tưởng niệm và tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng; các lễ nghi dân gian tiêu biểu cho những giá trị lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội.
Như vậy, thờ cúng tổ tiên ngày Rằm tháng Giêng có thể xem là một hoạt động tín ngưỡng.
Quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo như thế nào?
Quyền tự do, tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người được quy định tại Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016, cụ thể như sau:
(1) Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
(2) Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.
(3) Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
(4) Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.
(5) Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức, cá nhân dạy thêm học thêm ngoài nhà trường phải công khai những thông tin nào từ 14/02/2025?
- Valentine Đen là ngày gì? Valentine trắng là ngày gì? Valentine đỏ là ngày gì? Ý nghĩa của Valentine Đen, Valentine trắng và Valentine đỏ?
- Bệnh cúm mùa là gì, có nguy hiểm không? Triệu chứng của bệnh cúm mùa? Cách chữa trị bệnh cúm mùa theo hướng dẫn Bộ Y tế?
- Lời chúc mở hàng khai trương ngắn gọn? Mẫu lời chúc mở hàng khai trương hồng phát đầu năm mới 2025?
- Xe máy đăng ký tạm thời mà chạy quá thời hạn cho phép thì bị phạt bao nhiêu tiền theo Nghị định 168?