Rằm tháng Giêng cúng trái cây gì? Loại trái cây nào không nên cúng? Rằm tháng Giêng có được nghỉ làm không?
Rằm tháng Giêng cúng trái cây gì? Loại trái cây nào không nên cúng? Rằm tháng Giêng có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?
Rằm tháng Giêng cúng trái cây gì? Loại trái cây nào không nên cúng?
Rằm tháng Giêng, hay còn gọi là Tết Nguyên Tiêu là một ngày quan trọng trong văn hóa tâm linh của người Việt, vào ngày Rằm tháng Giêng, việc chuẩn bị mâm ngũ quả để dâng cúng gia tiên, thần linh là một phần quan trọng trong phong tục truyền thống.
Dưới đây là một số loại trái cây thường được chọn để cúng vào ngày Tết Nguyên Tiêu (Rằm tháng Giêng), mang ý nghĩa tốt lành:
- Chuối: Tượng trưng cho sự sum vầy, che chở và đón nhận phúc lộc. Nải chuối xanh thường được đặt ở giữa mâm ngũ quả để tạo thế vững chắc. - Bưởi: Bưởi mang ý nghĩa may mắn, tài lộc và sức khỏe dồi dào. - Phật thủ: Phật thủ có hình dáng giống bàn tay Phật, tượng trưng cho sự bảo vệ, che chở. - Táo: Táo đỏ tượng trưng cho sự bình an và may mắn. - Dừa: Phát âm gần giống "vừa đủ" trong tiếng Nam Bộ, mang ý nghĩa no đủ, sung túc. - Đu đủ: Đại diện cho sự đủ đầy, thịnh vượng, tài lộc dồi dào. - Xoài: Ở miền Nam, xoài mang ý nghĩa "xài" – tức là có tiền bạc rủng rỉnh cả năm. - Thanh long: loại quả mau màu sắc rực rỡ cùng tên gọi mang nhiều ý nghĩa thanh cao “rồng” phù hợp để dâng lên mâm cúng dịp rằm quan trọng đầu năm mới. - Nho: Tượng trưng cho phú quý. |
Vậy, những loại trái cây nào không nên cúng vào ngày Rằm tháng Giêng?
- Trái cây có gai nhọn (sầu riêng, mít, chôm chôm, dứa...): Quan niệm dân gian cho rằng gai nhọn mang ý nghĩa không suôn sẻ, có thể gây xáo trộn và khó khăn trong năm mới.
- Trái cây đã héo, dập nát: Điều này thể hiện sự thiếu tôn trọng, có thể mang lại vận xui, kém may mắn.
- Trái cây có mùi quá nồng: Một số loại quả như mít, sầu riêng có mùi quá mạnh, được cho là không phù hợp với không gian linh thiêng.
- Trái cây mọc sát đất hoặc có họ với rau: Một số loại quả mọc sát đất hoặc có họ với rau thường không được khuyến khích đặt lên ban thờ vì quan niệm về tính âm và sự thiếu trang trọng.
Lưu ý: Thông tin Rằm tháng Giêng cúng trái cây gì? nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Tùy vào phong tục mỗi vùng miền khác nhau mà gia chủ có thể tham khảo tập quán địa phương để chọn loại quả phù hợp nhất khi cúng Rằm tháng Giêng.
Rằm tháng Giêng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Như vậy, ngày Rằm tháng Giêng không nằm trong danh sách những ngày nghỉ lễ tết người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương theo quy định.
Tuy nhiên, theo Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ hằng tuần như sau:
Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Theo đó, nếu ngày Rằm tháng Giêng rơi vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được nghỉ vào ngày này.
Trường hợp ngày Rằm tháng Giêng không rơi vào ngày nghỉ hằng tuần mà người lao động có nhu cầu nghỉ thì có thể làm đơn xin nghỉ hưởng lương hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định pháp luật.
Rằm tháng Giêng cúng trái cây gì? Loại trái cây nào không nên cúng? Rằm tháng Giêng có được nghỉ làm không? (Hình từ Internet)
Tiền lương làm thêm giờ ban ngày vào Rằm tháng Giêng của người lao động được tính thế nào?
Căn cứ theo Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, người lao động làm thêm giờ ban ngày vào ngày ngày Rằm tháng Giêng được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
- Nếu ngày Rằm tháng Giêng rơi vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
- Nếu ngày Rằm tháng Giêng rơi vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%.
- Nếu ngày Rằm tháng Giêng rơi vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
Quyền của người lao động được quy định như thế nào?
Quyền của người lao động được quy định tại khoản 1 Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
- Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
- Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
- Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật;
+ Yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình;
+ Tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
- Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
- Đình công;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/TLV/08-02-2025/cung-ram-thang-gieng.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/TLV/08-02-2025/ram-thang-gieng.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/NTMH/08022025/cung-ram-thang-gieng-2025-tu-ngay-nao-mam-cung-ram-thang-gieng-2025.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/PH/040225/cung-ram-thang-gieng.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/LVPD/nam-2025/hinh-51.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/NDBT/cung-ram-ngay-14-co-duoc-khong.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/PH/040225/ram-thang-gieng-2.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/PNY/ram-thang-gieng-cung-gi.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//phap-luat/2022-2/NTMH/16012025/thang-gieng-la-thang-may-2025-thang-gieng-am-lich-2025-co-bao-nhieu-ngay.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/NHPT/cung-ram-thang-gieng.jpg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
![](https://cdn.thuvienphapluat.vn/images/new.gif)
- Rằm tháng Giêng cúng trái cây gì? Loại trái cây nào không nên cúng? Rằm tháng Giêng có được nghỉ làm không?
- Xe hết niên hạn sử dụng có giữ lại số biển số xe hay không? Biển số xe đưa ra đấu giá là biển số xe nào?
- Đang trong thời gian chờ nghỉ hưu trước tuổi có được miễn sinh hoạt Đảng? Đối tượng nào được hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178?
- Rằm tháng Giêng nên kiêng gì? Nên làm trong ngày Rằm tháng Giêng để cả năm may mắn? Thắp hương, đốt vàng mã vào ngày này có bị phạt tiền không?
- Xe máy đi nhầm vào đường cao tốc có bị phạt nguội không? Xe máy đi vào cao tốc bị phạt bao nhiêu 2025 theo Nghị định 168?