Rằm tháng 8 là ngày bao nhiêu Dương lịch 2024? Trung thu ngày mấy tháng mấy Dương lịch 2024?
Rằm tháng 8 là ngày bao nhiêu Dương lịch 2024? Trung thu ngày mấy tháng mấy Dương lịch 2024?
Nóng: Thư chúc Tết Trung thu 2024 của Chủ tịch nước, Tổng Bí Thư Tô Lâm
Xem thêm: Kịch bản Trung thu 2024, Kịch bản Trung thu mầm non năm 2024
Xem thêm: Lời chúc Trung thu cho gia đình năm 2024 ý nghĩa
Xem thêm: Trung thu 2024 là thứ mấy?
Xem thêm: Lời dẫn chương trình Trung thu ở thôn năm 2024 hay
Xem thêm: Trung thu năm 2024 ngày mấy Dương lịch, Âm lịch? Lời chúc Tết Trung thu ngắn gọn, ý nghĩa
Rằm tháng 8, còn được gọi là Tết Trung Thu hoặc Tết Trông Trăng, là một lễ hội truyền thống để gia đình sum họp, trẻ em vui chơi, và mọi người cùng nhau ngắm trăng tròn và sáng nhất trong năm.
Trong ngày này, các gia đình thường tổ chức các hoạt động như làm cỗ cúng gia tiên, thưởng nguyệt, treo đèn lồng, rước đèn, và ăn bánh Trung Thu. Tết Trung Thu (Rằm tháng 8) cũng được coi là Tết Thiếu nhi, vì trẻ em thường được tặng quà và tham gia vào các hoạt động vui chơi đặc biệt.
Vậy, Rằm tháng 8 là ngày bao nhiêu Dương lịch 2024? Trung thu ngày mấy tháng mấy Dương lịch 2024?
Để biết được "Rằm tháng 8 là ngày bao nhiêu Dương lịch 2024? Trung thu ngày mấy tháng mấy Dương lịch 2024?" cùng theo dõi lịch dương tháng 9 năm 2024 như sau
Theo đó, Rằm tháng 8 hay ngày 15/8/2024 Âm lịch (Tết Trung thu 2024) diễn ra vào ngày 17/9/2024 Dương lịch, tức rơi vào thứ ba trong tuần.
Rằm tháng 8 là ngày bao nhiêu Dương lịch 2024? Trung thu ngày mấy tháng mấy Dương lịch 2024? (Hình từ Internet)
Mẫu lời Giới thiệu về Tết Trung thu ngắn gọn
Dưới đây là một số mẫu lời Giới thiệu về Tết Trung thu ngắn gọn cho bạn đọc tham khảo:
(1) Tết Trung Thu, hay còn gọi là Rằm tháng 8, là một trong những lễ hội truyền thống quan trọng của người Việt Nam. Diễn ra vào ngày 15 tháng 8 âm lịch, đây là dịp để gia đình quây quần, trẻ em vui chơi và mọi người cùng nhau ngắm trăng tròn. Các hoạt động phổ biến bao gồm làm cỗ cúng, treo đèn lồng, rước đèn và ăn bánh Trung Thu. (2) Rằm tháng 8, hay Tết Trung Thu, là lễ hội truyền thống diễn ra vào ngày 15 tháng 8 âm lịch. Đây là dịp để gia đình sum họp, trẻ em được tặng quà và tham gia các hoạt động vui chơi như rước đèn, múa lân và ăn bánh Trung Thu. Tết Trung Thu còn được coi là Tết Thiếu nhi, mang lại niềm vui và hạnh phúc cho các em nhỏ. (3) Tết Trung Thu, còn gọi là Rằm tháng 8, là lễ hội truyền thống của người Việt Nam, diễn ra vào ngày 15 tháng 8 âm lịch. Trong ngày này, mọi người thường tổ chức các hoạt động như làm cỗ cúng gia tiên, treo đèn lồng, rước đèn và ăn bánh Trung Thu. Đây cũng là dịp để trẻ em vui chơi và nhận quà từ người lớn. |
Người lao động có được nghỉ Tết Trung thu Rằm tháng 8 không?
Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ dịp lễ tết như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo đó, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau:
- Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
- Tết Âm lịch: 05 ngày;
- Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
- Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
- Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Ngoài ra, tại Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Theo đó, ngày nghỉ hằng tuần sẽ do người sử dụng lao động quyết định.
Như vậy, ngày Tết Trung thu Rằm tháng 8 không thuộc một trong những ngày lễ mà người lao động được nghỉ theo quy định. Do đó người lao động không được nghỉ vào ngày Tết Trung thu Rằm tháng 8, người lao động có lịch làm việc vẫn phải đi làm bình thường.
Nếu ngày Tết Trung thu Rằm tháng 8 trùng với ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động sẽ được nghỉ làm.
Ngoài ra, người lao động cũng có thể chủ động xin nghỉ phép theo diện phép năm hoặc nghỉ không lương vào ngày ngày Tết Trung thu Rằm tháng 8.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tố tụng dân sự là gì? Quy định về năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự của đương sự?
- Mẫu tờ trình đề nghị cho phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hội viên Hội công chứng viên phải báo cáo với ai về hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng do mình đứng đầu?
- Có xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đối với người nước ngoài không? Có mấy hình thức xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai?
- Thuế suất thuế GTGT hoạt động xây dựng từ 1/7/2025 là bao nhiêu? Thuế VAT tháng 7 2025 là bao nhiêu?