Rằm tháng 10 là ngày nào? Rằm tháng 10 có lớn không? Đốt vàng mã cúng Rằm tháng 10 có bị phạt?
Rằm tháng 10 là ngày nào? Rằm tháng 10 có lớn không?
* Rằm tháng 10 là ngày nào?
Rằm tháng 10 âm lịch, hay còn gọi là Tết Hạ Nguyên, là một ngày lễ truyền thống quan trọng của người Việt Nam. Đây là dịp để mọi người tạ ơn tổ tiên, thần linh và cầu mong một năm mới bình an, mùa màng bội thu.
Rằm tháng 10 năm nay (2024) là ngày 15/10 âm lịch và là ngày 15/11 dương lịch.
* Rằm tháng 10 có lớn không?
Theo quan niệm nhân gian, rằm tháng 10 là một trong những ngày lễ lớn và quan trọng của người Việt Nam, được xem là ngang hàng với Rằm tháng Giêng và Rằm tháng Bảy.
- Thứ nhất, đây là thời điểm kết thúc vụ mùa, nông dân thu hoạch lúa mới. Vì vậy, Rằm tháng 10 mang ý nghĩa tạ ơn tổ tiên, thần linh đã phù hộ cho mùa màng bội thu và cầu mong một năm mới bình an, no đủ.
- Thứ hai, về mặt giá trị tâm linh: Rằm tháng 10 là dịp để Phật tử bày tỏ lòng biết ơn đối với Tam bảo (Phật, Pháp, Tăng), tổ tiên, ông bà và những người đã có công ơn nuôi dưỡng. Đây là một trong tứ trọng ân mà Đức Phật đã dạy.
Mặc dù Rằm tháng 10 mang ý nghĩa vô cùng sâu sắc, tuy nhiên theo quy định tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP thì Rằm tháng 10 năm 2024 (ngày 15/10 âm lịch và là ngày 15/11 dương lịch) không thuộc các ngày lễ lớn của nước ta.
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Rằm tháng 10 là ngày nào? Rằm tháng 10 có lớn không? (Hình từ Internet)
Đốt vàng mã cúng Rằm tháng 10 âm lịch 2024 có bị phạt không?
Hiện tại không có quy định nào cấm việc đốt vàng mã cúng Rằm tháng 10.
Tuy nhiên, việc đốt vàng mã cúng Rằm tháng 10 có bị phạt không thì có thể căn cứ vào Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Vi phạm quy định về tổ chức lễ hội
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng nơi quy định;
b) Nói tục, chửi thề, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm của lễ hội;
c) Mặc trang phục không lịch sự hoặc không phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không báo cáo bằng văn bản kết quả tổ chức lễ hội đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
b) Chèo kéo người tham dự lễ hội sử dụng dịch vụ, hàng hóa của mình.
...
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 3, điểm a khoản 4 và điểm đ khoản 7 Điều này;
b) Buộc hoàn lại số tiền có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 5 Điều này.
Đôi chiếu với quy định trên nếu cá nhân đốt vàng mã cúng rằm tháng 10 không đúng nơi quy định thì có thể bhạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng.
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người được quy định thế nào?
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người được quy định tại Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 như sau:
(1) Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
(2) Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.
(3) Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
(4) Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.
(5) Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.
Đối với người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam thì quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được quy định tại Điều 8 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016, như sau:
(1) Người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được Nhà nước Việt Nam tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
(2) Người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam có quyền:
- Sinh hoạt tôn giáo, tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo;
- Sử dụng địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo tập trung;
- Mời chức sắc, chức việc, nhà tu hành là người Việt Nam thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo; mời chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài giảng đạo;
- Vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng về tôn giáo của tổ chức tôn giáo ở Việt Nam;
- Mang theo xuất bản phẩm tôn giáo, đồ dùng tôn giáo để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tôn giáo theo quy định của pháp luật Việt Nam.
(3) Chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được giảng đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác ở Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo thu chi nội bộ Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa mới nhất theo quy định?
- Thủ tục phân bổ, cấp địa chỉ Internet, số hiệu mạng từ ngày 25/12/2024 theo Nghị định 147 như thế nào?
- Mẫu giấy đề nghị tạm ứng theo hợp đồng xây dựng mới nhất? Thời hạn, thời điểm thanh toán hợp đồng xây dựng là khi nào?
- Công ty tặng quà tết cho nhân viên, khách hàng có phải xuất hóa đơn không? Hướng dẫn xuất hóa đơn cho quà tết?
- Mẫu cam kết về chất lượng sản phẩm hàng hóa? Tranh chấp giữa người mua với người nhập khẩu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án?