Rằm tháng 10 - Tết Hạ Nguyên xin nghỉ hưởng lương bằng cách nào? Đi làm ngày này có được thưởng?
Rằm tháng 10 - Tết Hạ Nguyên người lao động xin nghỉ hưởng lương bằng cách nào?
Rằm tháng 10 là ngày 15 tháng 10 âm lịch hàng năm. Theo đó, ngày 15 tháng 10 âm lịch (Rằm tháng 10) cũng chính là Tết Hạ Nguyên trong văn hóa Việt Nam. Ngày này diễn ra hàng năm và còn được gọi là Tết Cơm Mới. Đây là dịp để người Việt tạ ơn tổ tiên và các vị thần linh sau một mùa vụ thu hoạch, cầu mong cho vụ mùa tiếp theo được thuận lợi, gia đình bình an và hạnh phúc.
Trong năm 2024, Rằm tháng 10 - Tết Hạ Nguyên rơi vào thứ sáu ngày 15 tháng 11 năm 2024 (dương lịch).
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 thì Rằm tháng 10 - Tết Hạ Nguyên không phải là ngày nghỉ lễ, tết của người lao động.
Do đó, người lao động có thể xin nghỉ hưởng lương vào ngày này bằng cách làm đơn xin nghỉ phép trừ vào ngày phép năm theo quy định tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019; hoặc
Xin nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng lương và phải thông báo với người sử dụng lao động nếu thuộc các trường hợp tại khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019.
Hiện nay, Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản có liên quan không quy định về mẫu đơn xin nghỉ phép dành cho người lao động, tuy nhiên, người lao động có thể tham khảo mẫu đơn xin nghỉ phép sau đây:
TẢI VỀ Đơn xin nghỉ phép
Rằm tháng 10 - Tết Hạ Nguyên xin nghỉ hưởng lương bằng cách nào? Đi làm ngày này có được thưởng? (Hình từ Internet)
Người lao động đi làm ngày Rằm tháng 10 - Tết Hạ Nguyên có được thưởng không?
Người lao động đi làm ngày Rằm tháng 10 - Tết Hạ Nguyên có được thưởng không thì căn cứ quy định tại Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Thưởng
1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Theo đó, thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động và quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc.
Như vậy, pháp luật không quy định người sử dụng lao động phải thưởng cho người lao động vào ngày Rằm tháng 10 - Tết Hạ Nguyên, việc người lao động có được thưởng hay không vào ngày này thì còn phụ thuộc vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động và quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc.
Rằm tháng 10 - Tết Hạ Nguyên có được bắn pháo hoa?
Căn cứ quy định tại Điều 11 Nghị định 137/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 3 Nghị định 56/2023/NĐ-CP quy định về các trường hợp được tổ chức bắn pháo hoa như sau:
Các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ
1. Tết Nguyên đán
a) Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào thời điểm giao thừa Tết Nguyên đán.
2. Giỗ Tổ Hùng Vương
a) Tỉnh Phú Thọ được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút, địa điểm bắn tại khu vực Đền Hùng;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 09 tháng 3 âm lịch.
3. Ngày Quốc khánh
a) Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 02 tháng 9.
4. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ
a) Tỉnh Điện Biên được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút, địa điểm bắn tại Thành phố Điện Biên Phủ;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 07 tháng 5.
5. Ngày Chiến thắng (ngày 30 tháng 4 dương lịch)
a) Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 30 tháng 4.
6. Kỷ niệm ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
a) Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
7. Sự kiện văn hóa, du lịch, thể thao mang tính quốc gia, quốc tế.
8. Trường hợp khác do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quyết định sau khi có văn bản trao đổi thống nhất với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
Như vậy, Rằm tháng 10 - Tết Hạ Nguyên không phải là ngày được tổ chức bắn pháo hoa nổ.
Tuy nhiên, trong trường hợp vào ngày Tết Hạ Nguyên là ngày kỷ niệm ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ theo quy định pháp luật.
Ngoài ra, vào ngày Tết Hạ Nguyên có các sự kiện văn hóa, du lịch, thể thao mang tính quốc gia, quốc tế hoặc trường hợp khác do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quyết định sau khi có văn bản trao đổi thống nhất với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng thì được bắn pháo hoa theo quy định pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?