Quyết định lựa chọn hình thức cung cấp thông tin cho người sinh sống ở khu vực biên giới căn cứ vào đâu?

Xin hỏi, để tạo điều kiện thuận lợi cho người sinh sống ở khu vực biên giới tiếp cận thông tin, việc cung cấp thông tin thực hiện bằng hình thức gì? Việc quyết định lựa chọn hình thức cung cấp thông tin cho người sinh sống ở khu vực biên giới căn cứ vào đâu? Trên đây là câu hỏi của anh Quốc Minh tại Long An.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho người sinh sống ở khu vực biên giới tiếp cận thông tin, việc cung cấp thông tin thực hiện bằng hình thức gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 13/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Các biện pháp tạo điều kiện thuận lợi để người sinh sống ở khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thực hiện quyền tiếp cận thông tin
1. Việc cung cấp thông tin được thực hiện bằng nhiều hình thức phù hợp với các đối tượng, điều kiện khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, bao gồm:
a) Thông qua Cổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước (nếu có);
b) Thông qua hệ thống phát thanh, truyền hình trung ương, địa phương và các hệ thống truyền phát tin khác của địa phương; các chương trình phát thanh, truyền hình tiếng dân tộc và các phương tiện thông tin đại chúng khác tại địa phương;
c) Xây dựng tài liệu chuyên đề, tờ rơi, ấn phẩm; trong trường hợp cần thiết và khả thi thì có thể được chuyển tải bằng ngôn ngữ dân tộc;
d) Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt cộng đồng để chia sẻ thông tin cho công dân; chia sẻ kinh nghiệm về hoạt động cung cấp thông tin cho các khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
đ) Lồng ghép hoạt động cung cấp thông tin trong các sự kiện văn hóa - chính trị của cơ quan, địa phương, trong kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật, truyền thông các chính sách mới của các cơ quan nhà nước trên địa bàn;
e) Tăng thời lượng truyền, phát bản tin đối với loại thông tin liên quan đến cơ chế, chính sách của người dân sinh sống tại khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
...

Theo đó, để tạo điều kiện thuận lợi cho người sinh sống ở khu vực biên giới tiếp cận thông tin, việc cung cấp thông tin được thực hiện bằng nhiều hình thức phù hợp với các đối tượng, điều kiện khu vực biên giớ, bao gồm:

- Thông qua Cổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước (nếu có);

- Thông qua hệ thống phát thanh, truyền hình trung ương, địa phương và các hệ thống truyền phát tin khác của địa phương; các chương trình phát thanh, truyền hình tiếng dân tộc và các phương tiện thông tin đại chúng khác tại địa phương;

- Xây dựng tài liệu chuyên đề, tờ rơi, ấn phẩm; trong trường hợp cần thiết và khả thi thì có thể được chuyển tải bằng ngôn ngữ dân tộc;

- Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt cộng đồng để chia sẻ thông tin cho công dân; chia sẻ kinh nghiệm về hoạt động cung cấp thông tin cho các khu vực biên giới;

- Lồng ghép hoạt động cung cấp thông tin trong các sự kiện văn hóa - chính trị của cơ quan, địa phương, trong kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật, truyền thông các chính sách mới của các cơ quan nhà nước trên địa bàn;

- Tăng thời lượng truyền, phát bản tin đối với loại thông tin liên quan đến cơ chế, chính sách của người dân sinh sống tại khu vực biên giới.

thông tin 3

Cung cấp thông tin cho người sinh sống ở khu vực biên giới (Hình từ Internet)

Việc quyết định lựa chọn hình thức cung cấp thông tin cho người sinh sống ở khu vực biên giới căn cứ vào đâu?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 2 Nghị định 13/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Các biện pháp tạo điều kiện thuận lợi để người sinh sống ở khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thực hiện quyền tiếp cận thông tin
...
2. Căn cứ vào loại thông tin, đối tượng cần cung cấp thông tin, cơ quan nhà nước trên địa bàn quyết định lựa chọn một hoặc các hình thức cung cấp thông tin công khai rộng rãi quy định tại khoản 1 Điều này hoặc các hình thức khác phù hợp với khả năng tiếp cận thông tin của công dân.

Theo đó, căn cứ vào loại thông tin, đối tượng cần cung cấp thông tin, cơ quan nhà nước trên địa bàn quyết định lựa chọn một hoặc các hình thức cung cấp thông tin công khai rộng rãi được quy định cụ thể trên hoặc các hình thức khác phù hợp với khả năng tiếp cận thông tin của công dân.

Cơ quan nhà nước có những biện pháp nào để người sinh sống ở khu vực biên giới thực hiện quyền tiếp cận thông tin?

Theo khoản 4 Điều 2 Nghị định 13/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Các biện pháp tạo điều kiện thuận lợi để người sinh sống ở khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thực hiện quyền tiếp cận thông tin
...
3. Cơ quan cung cấp thông tin phải bảo đảm các hình thức cung cấp thông tin theo yêu cầu phù hợp với khả năng tiếp cận của người yêu cầu cung cấp thông tin và điều kiện thực tế của cơ quan; bố trí cán bộ, công chức hướng dẫn, giải thích cho người yêu cầu cung cấp thông tin; tăng cường cung cấp thông tin và tạo thuận lợi cho công dân tiếp cận thông tin bằng hình ảnh, video và các phương tiện nghe, nhìn khác.
4. Cơ quan nhà nước tạo điều kiện và khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào việc xây dựng hệ thống thông tin công cộng; nâng cấp, đầu tư các trang thiết bị chuyên dùng phục vụ cho hoạt động cung cấp thông tin của cơ quan nhà nước ở khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật liên quan.

Như vậy, cơ quan nhà nước tạo điều kiện và khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào việc xây dựng hệ thống thông tin công cộng.

Đồng thời, nâng cấp, đầu tư các trang thiết bị chuyên dùng phục vụ cho hoạt động cung cấp thông tin của cơ quan nhà nước ở khu vực biên giới theo quy định của pháp luật liên quan.

Cung cấp thông tin
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cá nhân công khai không đầy đủ thông tin bao bì do mình sản xuất bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Tải về mẫu văn bản đề nghị cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung khiếu nại?
Pháp luật
Hiện nay có bắt buộc phải cung cấp thông tin của khách hàng trong việc sao kê tiền từ thiện hay không?
Pháp luật
Báo chí có quyền yêu cầu doanh nghiệp cung cấp tất cả các thông tin không? Vấn đề cải chính trên báo chí được quy định như thế nào?
Pháp luật
Trước khi chuyển cho đơn vị đầu mối cung cấp thông tin, đơn vị chủ trì tạo ra thông tin phải kiểm tra những gì?
Pháp luật
Ai có nghĩa vụ cung cấp thông tin cho báo chí? Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền không thực hiện cung cấp thông tin cho báo chí thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Trường hợp nào người yêu cầu cung cấp thông tin phải kèm theo văn bản chấp thuận của cá nhân, tổ chức liên quan?
Pháp luật
Trường hợp phiếu yêu cầu cung cấp thông tin chưa đầy đủ thì cơ quan cung cấp thông tin phải có trách nhiệm gì?
Pháp luật
Mẫu phiếu giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin mới nhất hiện nay là mẫu nào? Khi nhận được yêu cầu cung cấp thông tin hợp lệ thì cơ quan nhà nước phải làm gì?
Pháp luật
Người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của BHXH Việt Nam bao gồm những ai?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cung cấp thông tin
690 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cung cấp thông tin

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cung cấp thông tin

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào