Quyết định hủy bỏ việc áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh truyền nhiễm bao gồm nội dung gì?
- Trong trường hợp cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp chống dịch nào?
- Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định hủy bỏ việc áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh truyền nhiễm?
- Việc hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh truyền nhiễm được thực hiện khi nào?
- Quyết định hủy bỏ việc áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh truyền nhiễm bao gồm nội dung gì?
Trong trường hợp cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp chống dịch nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 52 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định như sau:
Các biện pháp chống dịch khác trong thời gian có dịch
1. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp chống dịch sau đây:
a) Tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch;
b) Cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm được cơ quan y tế có thẩm quyền xác định là trung gian truyền bệnh dịch;
c) Hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ các hoạt động, dịch vụ tại nơi công cộng tại vùng có dịch.
2. Chính phủ quy định cụ thể việc áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo đó, trong trường hợp cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp chống dịch bệnh truyền nhiễm sau đây:
- Tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch;
- Cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm được cơ quan y tế có thẩm quyền xác định là trung gian truyền bệnh dịch;
- Hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ các hoạt động, dịch vụ tại nơi công cộng tại vùng có dịch.
Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định hủy bỏ việc áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh truyền nhiễm?
Căn cứ khoản 3 Điều 16 Nghị định 101/2010/NĐ-CP quy định như sau:
Áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh
1. Điều kiện để quyết định việc áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh:
a) Dịch đang lưu hành là dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;
b) Được cơ quan y tế có thẩm quyền xác định là trung gian truyền bệnh và nguy cơ lây truyền qua ăn, uống ở mức độ cao.
...
3. Thẩm quyền quyết định việc áp dụng hoặc hủy bỏ việc áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là tỉnh) xem xét, quyết định việc áp dụng hoặc hủy bỏ việc áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng đối với loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh trên địa bàn tỉnh;
b) Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét, quyết định việc áp dụng hoặc hủy bỏ việc áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng trong phạm vi toàn quốc đối với loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh đã có từ hai tỉnh trở lên quyết định áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng.
...
Như vậy, thẩm quyền quyết định hủy bỏ việc áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh truyền nhiễm gồm:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là tỉnh) xem xét, quyết định hủy bỏ việc áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng đối với loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh;
- Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét, quyết định hủy bỏ việc áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng trong phạm vi toàn quốc đối với loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh truyền nhiễm đã có từ hai tỉnh trở lên quyết định áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng.
Việc hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh truyền nhiễm được thực hiện khi nào?
Theo khoản 2 Điều 16 Nghị định 101/2010/NĐ-CP quy định như sau:
Áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh
...
2. Việc hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh được thực hiện khi cơ quan y tế có thẩm quyền xác định đã khống chế được dịch bệnh truyền nhiễm.
...
Theo đó, việc hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh truyền nhiễm được thực hiện khi cơ quan y tế có thẩm quyền xác định đã khống chế được dịch bệnh truyền nhiễm.
Quyết định hủy bỏ việc áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh truyền nhiễm bao gồm nội dung gì?
(Hình từ Internet)
Quyết định hủy bỏ việc áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh truyền nhiễm bao gồm nội dung gì?
Căn cứ điểm b khoản 4 Điều 16 Nghị định 101/2010/NĐ-CP quy định như sau:
Áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh
...
4. Nội dung của quyết định áp dụng hoặc hủy bỏ việc áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng thực phẩm:
a) Quyết định áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng thực phẩm phải quy định rõ loại thực phẩm bị cấm kinh doanh, sử dụng, phạm vi và thời gian áp dụng quyết định;
b) Quyết định hủy bỏ việc áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng thực phẩm phải quy định rõ loại thực phẩm được hủy bỏ theo quyết định cấm kinh doanh, sử dụng, phạm vi và thời gian áp dụng quyết định.
5. Trường hợp hết thời gian trong quyết định áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng đối với từng loại thực phẩm nhưng vẫn chưa khống chế được dịch, người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này xem xét, quyết định việc ban hành quyết định điều chỉnh thời gian áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng thực phẩm.
Như vậy, quyết định hủy bỏ việc áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng thực phẩm phải quy định rõ loại thực phẩm được hủy bỏ theo quyết định cấm kinh doanh, sử dụng, phạm vi và thời gian áp dụng quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu số 09 Báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng mới nhất theo Nghị định 175? Tải mẫu báo cáo về ở đâu?
- Lỗi không bật đèn xe máy trong hầm phạt bao nhiêu 2025? Không bật đèn xe máy trong hầm trừ bao nhiêu điểm?
- Người đi bộ có hành động bám vào phương tiện giao thông đang chạy từ năm 2025 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Mẫu Giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ mới nhất? Tải về Giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ theo Nghị định 175?
- Gây tai nạn giao thông xong bỏ trốn bị phạt bao nhiêu 2025? Ô tô, xe máy gây tai nạn giao thông xong bỏ trốn phạt bao nhiêu?