Quyết định của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật Bộ Công Thương được thông qua khi nào?
Quyết định của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật Bộ Công Thương được thông qua khi nào?
Quyết định của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật được quy định tại khoản 1 Điều 2 Quy chế hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ Công Thương ban hành kèm theo Quyết định 1796/QĐ-BCT năm 2023 như sau:
Nguyên tắc và chế độ làm việc
1. Hội đồng làm việc theo chế độ tập thể dưới sự chỉ đạo toàn diện của Chủ tịch Hội đồng; bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, đề cao trách nhiệm cá nhân của thành viên Hội đồng và yêu cầu phối hợp chặt chẽ trong giải quyết công việc theo nhiệm vụ được giao tại Quy chế này.
Quyết định của Hội đồng được thông qua khi có trên 50% ý kiến biểu quyết của thành viên Hội đồng. Trường hợp có tỷ lệ biểu quyết bằng nhau thì quyết định cuối cùng thuộc về phía có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng.
2. Hội đồng hoạt động thông qua các Phiên họp, báo cáo hoặc lấy ý kiến bằng văn bản.
3. Các thành viên Hội đồng, thành viên Tổ thường trực Hội đồng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
4. Các thành viên Hội đồng có thể huy động đơn vị, cá nhân thuộc cơ quan, tổ chức mình quản lý hoặc nguồn lực hợp pháp khác để tham gia thực hiện nhiệm vụ được giao.
Như vậy, theo quy định, Quyết định của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật Bộ Công Thương được thông qua khi có trên 50% ý kiến biểu quyết của thành viên Hội đồng.
Trường hợp có tỷ lệ biểu quyết bằng nhau thì quyết định cuối cùng thuộc về phía có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng.
Quyết định của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật Bộ Công Thương được thông qua khi nào? (Hình từ Internet)
Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật tổ chức họp theo quyết định của ai?
Việc tổ chức họp Hội đồng được quy định tại khoản 2 Điều 4 Quy chế hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ Công Thương ban hành kèm theo Quyết định 1796/QĐ-BCT năm 2023 như sau:
Phương thức làm việc của Hội đồng
1. Hoạt động của Hội đồng được thực hiện thông qua hình thức họp tập trung, họp trực tuyến hoặc bằng hình thức lấy ý kiến bằng văn bản của các thành viên Hội đồng.
2. Hội đồng tổ chức họp theo quyết định của Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng khi được ủy quyền. Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng triệu tập một số thành viên Hội đồng họp để giải quyết công việc của Hội đồng.
Tổ Thường trực Hội đồng đề xuất Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng quyết định nội dung, thành phần tham gia, thời gian tổ chức các cuộc họp của Hội đồng.
Thành viên Hội đồng phối hợp chuẩn bị nội dung họp khi có đề nghị của Tổ Thường trực Hội đồng và tham dự đầy đủ các Phiên họp của Hội đồng. Trường hợp vắng mặt, thành viên Hội đồng phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng (hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng khi được ủy quyền) và cử người tham dự phiên họp thay, đồng thời có trách nhiệm gửi ý kiến bằng văn bản về các vấn đề được thảo luận tại phiên họp để Tổ Thường trực Hội đồng tổng hợp, báo cáo Hội đồng.
Tổ thường trực Hội đồng có trách nhiệm ghi biên bản cuộc họp. Kết luận phiên họp được thông báo tới các thành viên Hội đồng và các cơ quan, đơn vị, cá nhân liên quan.
Việc tổ chức họp trực tuyến theo quyết định của Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng, tài liệu họp được gửi cho các thành viên Hội đồng qua email.
...
Như vậy, theo quy định, Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật tổ chức họp theo quyết định của Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng khi được ủy quyền.
Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng triệu tập một số thành viên Hội đồng họp để giải quyết công việc của Hội đồng.
Chủ tịch Hội đồng Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật có trách nhiệm gì?
Trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng được quy định tại khoản 1 Điều 5 Quy chế hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ Công Thương ban hành kèm theo Quyết định 1796/QĐ-BCT năm 2023 như sau:
Phân công trách nhiệm của các thành viên Hội đồng
1. Trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng
a) Lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện hoạt động của Hội đồng và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Quy chế này; đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ đã giao.
b) Triệu tập, chủ trì các phiên họp của Hội đồng; đánh giá, kết luận những vấn đề được thảo luận ở các phiên họp.
c) Yêu cầu các thành viên Hội đồng; các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện báo cáo, thông tin về hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật khi cần thiết; xử lý, khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
d) Trực tiếp hoặc phân công Phó Chủ tịch Hội đồng thay mặt Hội đồng làm việc với các cơ quan, tổ chức, cá nhân về những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ của Hội đồng.
đ) Biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích; phê bình, yêu cầu xử lý theo quy định của pháp luật đối với các tập thể, cá nhân có sai phạm trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ Công Thương trên cơ sở đề nghị của Tổ Thường trực Hội đồng và ý kiến các đơn vị thuộc Bộ.
...
Như vậy, theo quy định, Chủ tịch Hội đồng Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật có trách nhiệm:
(1) Lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện hoạt động của Hội đồng và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Quy chế hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ Công Thương ban hành kèm theo Quyết định 1796/QĐ-BCT năm 2023.
Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ đã giao.
(2) Triệu tập, chủ trì các phiên họp của Hội đồng; đánh giá, kết luận những vấn đề được thảo luận ở các phiên họp.
(3) Yêu cầu các thành viên Hội đồng; các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện báo cáo, thông tin về hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật khi cần thiết; xử lý, khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
(4) Trực tiếp hoặc phân công Phó Chủ tịch Hội đồng thay mặt Hội đồng làm việc với các cơ quan, tổ chức, cá nhân về những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ của Hội đồng.
(5) Biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích;
Phê bình, yêu cầu xử lý theo quy định của pháp luật đối với các tập thể, cá nhân có sai phạm trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ Công Thương trên cơ sở đề nghị của Tổ Thường trực Hội đồng và ý kiến các đơn vị thuộc Bộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 26 tháng 11 là ngày gì? Ngày 26 tháng 11 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm lịch? Ngày 26 tháng 11 năm 2024 là thứ mấy?
- Báo cáo tổng kết chi hội Cựu chiến binh thôn, xã, khu dân cư năm 2024? Mẫu báo cáo tổng kết chi hội Cựu chiến binh 2024?
- Những thông tin về an toàn lao động có bắt buộc phải được công khai rộng rãi đến công chúng không?
- Lời dẫn chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn? Bản kiểm điểm Đảng viên năm 2024 mẫu 2A, mẫu 2B?
- Tặng cho nhà ở có bắt buộc phải lập thành văn bản không? Nhận tặng cho nhà ở có bắt buộc phải đi đăng ký quyền sở hữu không?