Quyết định 1647/QĐ-BGDĐT Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 66-NQ/TW và Nghị quyết 140/NQ-CP?
- Quyết định 1647/QĐ-BGDĐT Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 66-NQ/TW và Nghị quyết 140/NQ-CP?
- Mục tiêu đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật theo Nghị quyết 66 là gì?
- Nhiệm vụ cụ thể bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, trực tiếp của Đảng trong công tác xây dựng pháp luật theo Nghị quyết 140 như thế nào?
Quyết định 1647/QĐ-BGDĐT Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 66-NQ/TW và Nghị quyết 140/NQ-CP?
Ngày 20/6/2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định 1647/QĐ-BGDĐT năm 2025 Chương trình hành động của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện Nghị quyết 66-NQ/TW năm 2025; Nghị quyết 140/NQ-CP năm 2025.
>> Tải vềQuyết định 1647/QĐ-BGDĐT năm 2025
Quyết định 1647/QĐ-BGDĐT Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 66-NQ/TW và Nghị quyết 140/NQ-CP? (Hình từ Internet)
Mục tiêu đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật theo Nghị quyết 66 là gì?
Mục tiêu đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật được quy định tại Phần II Nghị quyết 66-NQ/TW năm 2025, cụ thể như sau:
Đến năm 2030
- Việt Nam có hệ thống pháp luật dân chủ, công bằng, đồng bộ, thống nhất, công khai, minh bạch, khả thi với cơ chế tổ chức thực hiện nghiêm minh, nhất quán, bảo đảm cơ sở pháp lý cho hoạt động bình thường, liên tục, thông suốt của các cơ quan sau sắp xếp tổ chức bộ máy, tháo gỡ vướng mắc phát sinh từ thực tiễn, mở đường cho kiến tạo phát triển, huy động mọi người dân và doanh nghiệp tham gia vào phát triển kinh tế - xã hội để đến năm 2030, Việt Nam là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao.
- Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật. Năm 2027, hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản pháp luật bảo đảm cơ sở pháp lý đồng bộ cho hoạt động của bộ máy nhà nước theo mô hình chính quyền 3 cấp.
Năm 2028, hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư, kinh doanh, góp phần đưa môi trường đầu tư của Việt Nam nằm trong nhóm 3 nước dẫn đầu ASEAN.
Tầm nhìn đến năm 2045
Việt Nam có hệ thống pháp luật chất lượng cao, hiện đại, tiệm cận chuẩn mực, thông lệ quốc tế tiên tiến và phù hợp với thực tiễn đất nước, được thực hiện nghiêm minh, nhất quán, tôn trọng, bào đám, bảo vệ hiệu quả quyền con người, quyền công dân, thượng tôn Hiến pháp và pháp luật trở thành chuẩn mực ứng xử của mọi chủ thể trong xã hội, quản trị quốc gia hiện đại với bộ máy nhà nước tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững, trở thành nước phát triển, có thu nhập cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào năm 2045.
Nhiệm vụ cụ thể bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, trực tiếp của Đảng trong công tác xây dựng pháp luật theo Nghị quyết 140 như thế nào?
Căn cứ tại tiểu mục 1 Mục II Chương trình hành động của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị quyết 140/NQ-CP năm 2025 có nêu rõ về nhiệm vụ bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, trực tiếp của Đảng trong công tác xây dựng pháp luật, phát huy cao độ tính Đảng trong xây dựng và thi hành pháp luật như sau:
- Tham gia cùng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương tổ chức Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết 66-NQ/TW năm 2025 theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền.
- Xây dựng, ban hành và triền khai Kế hoạch tuyên truyền thường xuyên, sâu rộng về nội dung Nghị quyết 66-NQ/TW năm 2025 theo hướng: đa dạng hóa các hình thức truyển thông qua báo chí, phát thanh, truyền hình, các nền tảng số, mạng xã hội và các phương tiện điện tử khác; cụ thể hóa nội dung tuyên truyền cho từng nhóm đối tượng người dân, doanh nghiệp, chính quyền các cấp.
- Xây dựng, ban hành và chỉ đạo thực hiện Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 66-NQ/TW năm 2025; thực hiện các quy định bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, trực tiếp của các cấp ủy đảng đối với việc thể chế hoá chủ trương, đường lối của Đảng thành pháp luật và tăng cường kiểm tra, giám sát công tác này;
Lãnh đạo, chỉ đạo đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức gương mẫu, đi đầu trong chấp hành và tuân thủ pháp luật, lan tỏa tinh thần thượng tôn Hiến pháp, pháp luật.
- Xác định xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật và kiểm tra, giám sát việc tổ chức thi hành pháp luật là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, thường xuyên của các bộ, ngành trung ương.
- Thực hiện nghiêm kỷ cương, kỷ luật, các quy định về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, “lợi ích nhóm” trong xây dựng và thi hành pháp luật.
- Trong phân công nhiệm vụ, người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng pháp luật, chịu trách nhiệm chính về chất lượng chính sách, pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý của bộ, ngành mình; gắn với công tác đánh giá, khen thưởng, sử dụng cán bộ và có chế tài, biện pháp xử lý đối với người không thực hiện đầy đủ trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng pháp luật.
- Chủ động rà soát quy hoạch và kiện toàn cơ cấu lãnh đạo, bảo đảm các bộ, cơ quan ngang bộ có ít nhất một lãnh đạo có chuyên môn pháp luật; điều động, luân chuyển cán bộ, công chức của bộ, ngành Tư pháp đi địa phương và làm việc ở bộ, ngành trung ương để bổ sung kinh nghiệm thực tiễn.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.