|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Nghị quyết 66-NQ/TW 2025 đổi mới công tác xây dựng pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước
Số hiệu:
|
66-NQ/TW
|
|
Loại văn bản:
|
Nghị quyết
|
Nơi ban hành:
|
Ban Chấp hành Trung ương
|
|
Người ký:
|
Tô Lâm
|
Ngày ban hành:
|
30/04/2025
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Số công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
BAN CHẤP HÀNH
TRUNG ƯƠNG
*
|
ĐẢNG CỘNG SẢN
VIỆT NAM
---------------
|
Số 66-NQ/TW
|
Hà Nội, ngày 30
tháng 4 năm 2025
|
NGHỊ QUYẾT
CỦA
BỘ CHÍNH TRỊ
VỀ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ THI HÀNH PHÁP LUẬT
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC TRONG KỶ NGUYÊN MỚI
Thời gian qua, Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chủ
trương, chính sách đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác xây dựng và thi hành
pháp luật, đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tư duy, nhận thức lý luận về Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa không ngừng được hoàn thiện. Nước ta đã hình
thành hệ thống pháp luật tương đối đồng bộ, công khai, minh bạch, dễ tiếp cận,
cơ bản điều chỉnh tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội; tạo nền tảng pháp lý để
phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.
Tuy nhiên, công tác xây dựng và thi hành pháp luật còn nhiều hạn chế, bất cập.
Một số chủ trương, định hướng của Đảng chưa được thể chế hoá kịp thời, đầy đủ.
Tư duy xây dựng pháp luật trong một số lĩnh vực còn thiên về quản lý. Chất lượng
pháp luật chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn. Còn có những quy định chồng chéo,
mâu thuẫn, chưa rõ ràng, cản trở việc thực thi, không thuận lợi cho việc thúc đẩy
đổi mới sáng tạo, thu hút và khơi thông nguồn lực đầu tư. Việc phân cấp, phân
quyền chưa đủ mạnh; thủ tục hành chính còn rườm rà. Tổ chức thực thi pháp luật
vẫn là khâu yếu; thiếu cơ chế phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả. Chậm
nghiên cứu, ban hành chính sách, pháp luật điều chỉnh những vấn đề mới, chưa tạo
khuôn khổ pháp lý thuận lợi để thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới.
Trong bối cảnh thế giới đang có những thay đổi mang
tính thời đại, để đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình
phát triển bứt phá, giàu mạnh, hùng cường dưới sự lãnh đạo của Đảng; cùng với
việc thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy, phấn đấu tăng trưởng
kinh tế "hai con số", công tác xây dựng và thi hành pháp luật phải được
đổi mới căn bản, tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất
nước. Từ tình hình trên, Bộ Chính trị yêu cầu quán triệt thực hiện tốt các nội
dung sau:
I- QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO
1. Bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, trực tiếp
của Đảng trong công tác xây dựng pháp luật, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối
với công tác thi hành pháp luật. Tăng cường kiểm soát quyền lực; phòng, chống
tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ; phòng ngừa, ngăn
chặn mọi biểu hiện trục lợi, hướng tới chính sách. Phát huy vai trò giám sát và
phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, sự tham gia rộng rãi, thực chất
của người dân, tổ chức, doanh nghiệp trong xây dựng và thi hành pháp luật.
2. Công tác xây dựng và thi hành pháp luật
là “đột phá của đột phá” trong hoàn thiện thể chế phát triển đất nước trong kỷ
nguyên mới; là một nhiệm vụ trọng tâm của tiến trình xây dựng và hoàn thiện Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân
dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng.
3. Xây dựng pháp luật phải bám sát thực tiễn,
“đứng trên mảnh đất thực tiễn của Việt Nam”, tiếp thu có chọn lọc giá trị tinh
hoa của nhân loại, bảo đảm tính hệ thống, nắm bắt mọi cơ hội, mở đường, khơi
thông mọi nguồn lực, đưa thể chế, pháp luật trở thành lợi thế cạnh tranh, nền tảng
vững chắc, động lực mạnh mẽ cho phát triển, tạo dư địa thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế “hai con số”, nâng cao đời sống của Nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an
ninh, đối ngoại của đất nước.
4. Nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật, tập
trung xây dựng văn hóa tuân thủ pháp luật, bảo đảm thượng tôn Hiến pháp và pháp
luật; gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng và thi hành pháp luật.
5. Đầu tư cho công tác xây dựng chính sách,
pháp luật là đầu tư cho phát triển. Nhà nước bảo đảm và ưu tiên nguồn lực để đầu
tư cơ sở vật chất, hiện đại hoá hạ tầng kỹ thuật, đẩy mạnh chuyển đổi số và có
chế độ, chính sách đặc thù, vượt trội cho công tác nghiên cứu chiến lược, chính
sách, xây dựng pháp luật và đội ngũ cán bộ thực hiện các nhiệm vụ này.
II- MỤC TIÊU
1. Đến năm 2030
Việt Nam có hệ thống pháp luật dân chủ, công bằng, đồng
bộ, thống nhất, công khai, minh bạch, khả thi với cơ chế tổ chức thực hiện
nghiêm minh, nhất quán, bảo đảm cơ sở pháp lý cho hoạt động bình thường, liên tục,
thông suốt của các cơ quan sau sắp xếp tổ chức bộ máy, tháo gỡ vướng mắc phát
sinh từ thực tiễn, mở đường cho kiến tạo phát triển, huy động mọi người dân và
doanh nghiệp tham gia vào phát triển kinh tế - xã hội để đến năm 2030, Việt Nam
là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao.
Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những
"điểm nghẽn" do quy định pháp luật. Năm 2027, hoàn thành việc sửa đổi,
bổ sung, ban hành mới văn bản pháp luật bảo đảm cơ sở pháp lý đồng bộ cho hoạt
động của bộ máy nhà nước theo mô hình chính quyền 3 cấp. Năm 2028, hoàn thiện hệ
thống pháp luật về đầu tư, kinh doanh, góp phần đưa môi trường đầu tư của Việt
Nam nằm trong nhóm 3 nước dẫn đầu ASEAN.
2. Tầm nhìn đến năm 2045
Việt Nam có hệ thống pháp luật chất lượng cao, hiện
đại, tiệm cận chuẩn mực, thông lệ quốc tế tiên tiến và phù hợp với thực tiễn đất
nước, được thực hiện nghiêm minh, nhất quán, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ hiệu quả
quyền con người, quyền công dân; thượng tôn Hiến pháp và pháp luật trở thành
chuẩn mực ứng xử của mọi chủ thể trong xã hội; quản trị quốc gia hiện đại với bộ
máy nhà nước tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển
đất nước nhanh và bền vững, trở thành nước phát triển, có thu nhập cao theo định
hướng xã hội chủ nghĩa vào năm 2045.
Ill- NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP
1. Bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện,
trực tiếp của Đảng trong công tác xây dựng pháp luật, phát huy cao độ tính Đảng
trong xây dựng và thi hành pháp luật
- Các cấp ủy đảng phải lãnh đạo toàn diện, trực tiếp
việc thể chế hoá chủ trương, đường lối của Đảng thành pháp luật và tăng cường
kiểm tra, giám sát công tác này. Mỗi cán bộ, đảng viên phải gương mẫu, đi đầu
trong chấp hành và tuân thủ pháp luật, lan tỏa tinh thần thượng tôn Hiến pháp,
pháp luật.
- Xác định xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật
và kiểm tra, giám sát việc tổ chức thi hành pháp luật là nhiệm vụ trọng tâm,
xuyên suốt, thường xuyên của các bộ, ngành Trung ương. Thực hiện nghiêm kỷ
cương, kỷ luật, các quy định về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng,
lãng phí, tiêu cực, "lợi ích nhóm" trong xây dựng và thi hành pháp luật.
Người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác
xây dựng pháp luật, chịu trách nhiệm chính về chất lượng chính sách, pháp luật
thuộc lĩnh vực quản lý của bộ, ngành mình; gắn với công tác đánh giá, khen thưởng,
sử dụng cán bộ và có chế tài, biện pháp xử lý đối với người không thực hiện đầy
đủ trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng pháp luật.
- Các bộ, cơ quan ngang bộ và cơ quan của Quốc hội
cơ cấu ít nhất một lãnh đạo có chuyên môn pháp luật. Các cấp ủy địa phương quan
tâm phân công cấp ủy viên phụ trách công tác tư pháp và cơ cấu giám đốc sở tư
pháp tham gia cấp ủy cấp tỉnh; có cơ chế điều động, luân chuyển cán bộ, công chức
của Bộ, ngành Tư pháp đi địa phương và làm việc ở bộ, ngành Trung ương để bổ
sung kinh nghiệm thực tiễn.
2. Đổi mới tư duy, định hướng
xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến
khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực phát
triển
- Công tác xây dựng pháp luật phải thể chế hóa đầy
đủ, đúng đắn, kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng; xuất phát từ lợi ích
toàn cục của đất nước; đưa thể chế, pháp luật trở thành lợi thế cạnh tranh; dứt
khoát từ bỏ tư duy “không quản được thì cấm”; phát huy dân chủ, tôn trọng, bảo
đảm, bảo vệ hiệu quả quyền con người, quyền công dân; bảo đảm sự cân đối, hợp
lý giữa mức độ hạn chế quyền với lợi ích chính đáng đạt được. Các quy định
của luật phải mang tính ổn định, đơn giản, dễ thực hiện, lấy người dân, doanh
nghiệp làm trung tâm. Phát huy đúng mức vai trò của đạo đức xã hội, các quy tắc
đạo đức nghề nghiệp, quy tắc tự quản cộng đồng trong điều chỉnh các quan hệ xã
hội.
- Coi trọng, chủ động nghiên cứu chiến lược, chính
sách từ sớm, từ thực tiễn, từ kinh nghiệm của thế giới, góp phần tăng cường
tính dự báo và nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật. Bảo đảm
quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật dân chủ, chuyên nghiệp,
khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả; phân định rõ quy trình xây dựng chính
sách và quy trình soạn thảo văn bản; từng bước thực hiện soạn thảo văn bản quy
phạm pháp luật tập trung, chuyên nghiệp. Các hoạt động tổng kết, khảo sát
thực tiễn, nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, đánh giá tác động chính sách, lựa chọn
chính sách phải được thực hiện kỹ lưỡng, thực chất, khoa học. Đẩy mạnh truyền
thông chính sách, nhất là các chính sách có tác động lớn đến xã hội, người dân,
doanh nghiệp. Thực hiện nghiêm túc cơ chế tiếp thu, giải trình ý kiến góp
ý của các đối tượng chịu sự tác động; không đẩy khó khăn cho người dân, doanh
nghiệp trong thiết kế chính sách và xây dựng pháp luật. Bên cạnh một số bộ
luật, luật quy định về quyền con người, quyền công dân, tố tụng tư pháp cần cụ
thể, về cơ bản các luật khác, nhất là luật điều chỉnh các nội dung về kiến tạo
phát triển chỉ quy định những vấn đề khung, những vấn đề có tính nguyên tắc thuộc
thẩm quyền của Quốc hội, còn những vấn đề thực tiễn thường xuyên biến động thì
giao Chính phủ, Bộ, ngành, địa phương quy định để bảo đảm linh hoạt, phù hợp với
thực tiễn.
- Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo hướng xây dựng môi trường pháp lý thuận
lợi, thông thoáng, minh bạch, an toàn, chi phí tuân thủ thấp; triệt để cắt giảm,
đơn giản hóa điều kiện đầu tư, kinh doanh, hành nghề, thủ tục hành chính bất hợp
lý; thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh ổn định. Bảo
đảm thực chất quyền tự do kinh doanh, quyền sở hữu tài sản và quyền tự do hợp đồng,
sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; kinh tế tư
nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia. Tạo cơ sở pháp
lý để khu vực kinh tế tư nhân tiếp cận hiệu quả các nguồn lực về vốn, đất đai,
nhân lực chất lượng cao; thúc đẩy hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế
tư nhân tầm cỡ khu vực và toàn cầu; hỗ trợ thực chất, hiệu quả doanh nghiệp nhỏ
và vừa. Tập trung xây dựng pháp luật về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng
tạo và chuyển đổi số, tạo hành lang pháp lý cho những vấn đề mới, phi truyền thống
(trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khai thác nguồn lực dữ liệu,
tài sản mã hóa...) để hình thành các động lực tăng trưởng mới, thúc đẩy phát
triển lực lượng sản xuất mới, các ngành công nghiệp mới. Xây dựng cơ chế, chính
sách đột phá, vượt trội, cạnh tranh cho trung tâm tài chính quốc tế, khu thương
mại tự do, khu kinh tế trọng điểm...
Khẩn trương sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật
đáp ứng yêu cầu thực hiện chủ trương tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính
trị, sắp xếp đơn vị hành chính, gắn với phân cấp, phân quyền tối đa theo phương
châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm” và việc cơ
cấu lại không gian phát triển mới ở từng địa bàn.
Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt
động của các cơ quan tư pháp, bổ trợ tư pháp phù hợp với mục tiêu, định hướng cải
cách tư pháp. Thúc đẩy phát triển mạnh mẽ hệ thống dịch vụ pháp lý, hỗ trợ pháp
lý, trợ giúp pháp lý, đăng ký biện pháp bảo đảm để người dân và doanh nghiệp dễ
tiếp cận pháp luật, quản trị rủi ro pháp lý. Ưu tiên nguồn lực hỗ trợ pháp lý
cho khu vực kinh tế tư nhân. Nghiên cứu hình thành chế định luật sư công và cơ
chế có điều kiện cho phép viên chức được hành nghề luật sư; bảo đảm việc công
nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ
quốc tế. Nghiên cứu mở rộng phạm vi và nâng cao hiệu quả áp dụng thủ tục tố tụng
tư pháp rút gọn; kết hợp các phương thức phi tố tụng tư pháp với các phương thức
tố tụng tư pháp; có giải pháp khuyến khích, phát triển các thiết chế giải quyết
tranh chấp ngoài tòa án như trọng tài thương mại, hòa giải thương mại...
3. Tạo đột phá trong công tác
thi hành pháp luật, bảo đảm pháp luật được thực hiện công bằng, nghiêm minh, nhất
quán, kịp thời, hiệu lực và hiệu quả; gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng và thi
hành pháp luật
- Phát huy cao độ tinh thần phục vụ Nhân dân, tư
duy kiến tạo phát triển, hành động vì lợi ích chung của đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức; thực hiện nhất quán quan điểm người dân và doanh nghiệp được làm những
gì luật không cấm. Ưu tiên bảo đảm hiệu quả thi hành pháp luật nhằm thúc đẩy
phát triển kinh tế - xã hội, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi
số và trong các lĩnh vực dân sinh quan trọng khác (an toàn thực phẩm, bảo vệ
môi trường, bảo đảm an ninh, an toàn trên không gian mạng...). Phát huy
vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề
nghiệp trong giám sát thi hành pháp luật.
- Tập trung xây dựng văn hóa tuân thủ pháp luật, bảo
đảm thượng tôn Hiến pháp và pháp luật trở thành chuẩn mực ứng xử của mọi chủ thể
trong xã hội. Đa dạng hóa phương thức truyền thông chính sách, phổ biến, giáo dục
pháp luật, nhất là thông qua ứng dụng công nghệ số; ưu tiên những nội dung quan
trọng được phát trên khung giờ thu hút đông đảo khán, thính giả trên hệ thống
phát thanh, truyền hình quốc gia.
- Chú trọng công tác giải thích pháp luật và hướng
dẫn áp dụng pháp luật để bảo đảm sức sống của văn bản quy phạm pháp luật. Thực
hiện thường xuyên việc kiểm tra, rà soát, hợp nhất, hệ thống hóa văn bản quy phạm
pháp luật. Tăng cường đối thoại, tiếp nhận, lắng nghe phản ánh, kiến nghị,
giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc về pháp lý của cá nhân, tổ chức, doanh
nghiệp, địa phương. Thường xuyên đánh giá hiệu quả của pháp luật sau ban
hành, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và xây dựng cơ chế kịp thời nhận diện, xử lý
tổng thể, đồng bộ, tháo gỡ nhanh nhất những “điểm nghẽn” có nguyên nhân từ quy
định của pháp luật.
- Đề cao công tác phòng ngừa, cảnh báo vi phạm pháp
luật đi đôi với việc tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra, phát hiện và xử
lý nghiêm minh, kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, nhất là các hành vi
tham nhũng, tiêu cực, lạm quyền, thiếu trách nhiệm; đồng thời, góp phần khắc phục
bệnh đùn đẩy, né tránh trách nhiệm. Nghiêm cấm việc lợi dụng phòng, chống
tham nhũng, lãng phí, tiêu cực để trục lợi hoặc can thiệp, cản trở hoạt động
bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Không “hình sự hóa” các mối
quan hệ kinh tế, hành chính, dân sự; không dùng biện pháp hành chính để can thiệp,
giải quyết các tranh chấp dân sự, kinh tế.
4. Nâng cao hiệu quả công tác hợp
tác quốc tế, pháp luật quốc tế
- Hoàn thiện cơ chế, nâng cao năng lực của các cơ
quan, tổ chức Việt Nam để bảo đảm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ pháp lý quốc tế,
định hình trật tự pháp lý quốc tế; tham gia tích cực vào việc xây dựng thể chế
và pháp luật quốc tế: tận dụng hiệu quả, linh hoạt các lợi thế từ cam kết của
các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Xử lý tốt các vấn đề pháp lý quốc
tế phát sinh, nhất là tranh chấp đầu tư, thương mại quốc tế nhằm kịp thời bảo vệ
lợi ích quốc gia - dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của cá nhân,
tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước Việt Nam.
- Thực hiện cơ chế đặc biệt thu hút, xét tuyển, đào
tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ cao, có kinh nghiệm thực tiễn về pháp
luật quốc tế và hợp tác quốc tế về pháp luật, giải quyết tranh chấp quốc tế;
xây dựng chiến lược tăng cường sự hiện diện của các chuyên gia Việt Nam trong
các tổ chức pháp lý quốc tế và cơ quan tài phán quốc tế.
- Mở rộng hợp tác quốc tế về pháp luật và tư pháp;
xây dựng, phát triển mạng lưới chuyên gia pháp lý nước ngoài, bao gồm cả người
Việt Nam ở nước ngoài để hỗ trợ nghiên cứu, tư vấn các vấn đề mới trong phát
triển kinh tế - xã hội, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
5. Xây dựng giải pháp đột phá
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực pháp luật
- Thực hiện chính sách đặc thù, vượt trội, áp dụng
chế độ thù lao, thuê khoán tương xứng để thu hút, nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực tham gia các nhiệm vụ, hoạt động xây dựng pháp luật, thi hành pháp luật. Có
cơ chế, chính sách kéo dài thời gian công tác, không giữ chức vụ cho một số cán
bộ, công chức đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định nhưng có trình độ chuyên môn
cao, kinh nghiệm thực tiễn sâu sắc về xây dựng pháp luật. Thu hút, tiếp nhận
chuyên gia, nhà khoa học pháp lý, luật gia, luật sư giỏi vào khu vực công. Hỗ
trợ hằng tháng bằng 100% mức lương theo hệ số lương hiện hưởng đối với người trực
tiếp, thường xuyên làm công tác tham mưu nghiên cứu chiến lược, chính sách, xây
dựng pháp luật tại một số cơ quan, đơn vị.
- Nâng cao chất lượng đào tạo luật, phát triển các
cơ sở đào tạo luật trọng điểm có uy tín; kiên quyết chấm dứt hoạt động của các
cơ sở đào tạo luật không bảo đảm tiêu chí, tiêu chuẩn theo quy định. Xây dựng
chương trình, tổ chức các khóa đào tạo chuyên sâu về xây dựng pháp luật. Xây dựng
chuẩn đào tạo đối với các chức danh tư pháp và bổ trợ tư pháp.
- Quan tâm đầu tư nâng cao chất lượng của các cơ sở
nghiên cứu chiến lược, chính sách, các cơ sở nghiên cứu pháp luật của các cơ
quan Trung ương, trong đó xây dựng Đề án nâng tầm tổ chức nghiên cứu chiến lược,
chính sách trong lĩnh vực pháp luật thuộc Bộ Tư pháp trở thành cơ sở nghiên cứu
trọng điểm quốc gia, trung tâm nghiên cứu chính sách, pháp luật thuộc nhóm dẫn
đầu các nước ASEAN.
6. Tăng cường chuyển đổi số, ứng
dụng trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn trong công tác xây dựng và thi hành pháp luật
- Ưu tiên nguồn lực xây dựng, phát triển hạ tầng
công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu lớn, ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo
phục vụ đổi mới, hiện đại hóa công tác xây dựng, tổ chức thi hành pháp luật, bảo
đảm “đúng, đủ, sạch, sống”, liên thông, dễ khai thác, dễ sử dụng, an toàn thông
tin và bí mật nhà nước. Bố trí kịp thời, đủ kinh phí để xây dựng, triển khai
ngay Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu lớn về pháp luật và Đề án ứng dụng trí tuệ
nhân tạo trong công tác xây dựng, kiểm tra và rà soát văn bản quy phạm pháp luật.
- Ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số đồng bộ
trong phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, đăng ký biện pháp bảo đảm;
lồng ghép nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật vào phong trào “học tập số”.
Có chính sách thúc đẩy doanh nghiệp công nghệ số phát triển, cung cấp các dịch
vụ, tiện ích số trong lĩnh vực pháp luật.
- Áp dụng các cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột
phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
đối với hoạt động chuyển đổi số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn trong
công tác xây dựng và thi hành pháp luật.
7. Thực hiện cơ chế tài chính đặc
biệt cho công tác xây dựng và thi hành pháp luật
- Đổi mới cơ chế phân bổ, quản lý, sử dụng ngân
sách dành cho công tác xây dựng pháp luật trên nguyên tắc kịp thời, đúng, đủ và
gắn với khoán chi theo kết quả, sản phẩm của từng nhiệm vụ, hoạt động. Người đứng
đầu cơ quan được giao nhiệm vụ, hoạt động xây dựng pháp luật được quyền chủ động
và chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc phân bổ, quản lý, sử dụng kinh
phí được giao.
- Bảo đảm chi cho công tác xây dựng pháp luật không
thấp hơn 0,5% tổng chi ngân sách hằng năm và tăng dần theo yêu cầu phát triển.
Thành lập Quỹ hỗ trợ xây dựng chính sách, pháp luật do ngân sách nhà nước bảo đảm,
kết hợp nguồn kinh phí xã hội hóa hợp pháp từ các tổ chức, cá nhân trong nước,
góp phần hỗ trợ, nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật; bảo đảm hiệu
quả, gắn với quản lý công khai, minh bạch, phòng ngừa, ngăn chặn mọi biểu hiện
trục lợi, hướng lái chính sách.
- Bố trí nguồn ngân sách phù hợp, tương xứng cho
công tác tổ chức thi hành pháp luật. Ưu tiên nguồn lực tương xứng cho công tác
phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho đối tượng đặc thù, yếu thế,
đồng bào dân tộc thiểu số.
V- TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn
thiện thể chế, pháp luật do đồng chí Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng
làm Trưởng Ban. Thành phần tham gia có đại diện lãnh đạo Quốc hội, Chính phủ và
các cơ quan có liên quan.
2. Đảng ủy Quốc hội lãnh đạo, chỉ đạo, hoàn
thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới; tăng
cường giám sát thực hiện theo quy định.
3. Đảng ủy Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng
chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết; phối hợp với Đảng ủy Quốc
hội thể chế hóa đầy đủ, kịp thời các chủ trương, chính sách nêu trong Nghị quyết
này; chỉ đạo Bộ Tư pháp xây dựng, trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV ban hành
Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá trong xây dựng và
tổ chức thi hành pháp luật.
4. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lãnh đạo, chỉ đạo
xây dựng chương trình, kế hoạch hướng dẫn, vận động Nhân dân thực hiện Nghị quyết,
phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội, tham gia xây dựng và thi hành pháp
luật, xây dựng văn hóa tuân thủ pháp luật.
5. Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ
trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn việc quán triệt thực hiện Nghị
quyết; hướng dẫn tăng cường tuyên truyền các nội dung của Nghị quyết.
6. Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương
có chương trình, kế hoạch cụ thể tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng
và thi hành pháp luật trên địa bàn.
7. Đảng ủy Bộ Tư pháp thực hiện nhiệm vụ cơ
quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật;
chủ trì, phối hợp với Ban Nội chính Trung ương và các cơ quan liên quan theo
dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết, định kỳ 6 tháng báo cáo kết
quả với Ban Chỉ đạo Trung ương và Bộ Chính trị.
Nghị quyết này phổ biến đến chi bộ.
Nơi nhận:
- Các ban đảng, cấp ủy, tổ chức đảng trực
thuộc Trung ương.
- Các tỉnh ủy, thành ủy,
- Các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng,
- Lưu Văn phòng Trung ương Đảng.
|
T/M BỘ CHÍNH TRỊ
TỔNG BÍ THƯ
Tô Lâm
|
Nghị quyết 66-NQ/TW năm 2025 đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
THE CENTRAL COMMITTEE
*
|
THE COMMUNIST PARTY OF VIETNAM
---------------
|
No. 66-NQ/TW
|
Hanoi, April 30, 2025
|
RESOLUTION OF THE POLITBURO
REGARDING INNOVATING LAW-MAKING AND LAW ENFORCEMENT IN RESPONSE TO THE
VIETNAM'S DEVELOPMENT DEMANDS IN THE NEW ERA In recent years, the
Communist Party of Vietnam (CPV) and the State have introduced numerous
guidelines and policies aimed at innovating and enhancing the effectiveness of
law-making and law enforcement, yielding significant achievements. The
theoretical understanding of the socialist rule-of-law State has been
continuously refined. Vietnam has developed a legal system that is relatively
uniform, public, transparent, accessible, and fundamentally regulates all
aspects of social life, thereby providing a legal foundation for socio-economic
development, ensuring national defense, security, and international integration.
However, there remain various shortcomings and inadequacies in law-making and
law enforcement. Certain CPV's guidelines and orientations have not been
promptly or fully institutionalized. The law-making mindset in some sectors is
still management-centric. The quality of laws has yet to meet practical
requirements. Some regulations are overlapping, conflicting, or unclear,
hindering enforcement thereof and creating barriers to promotion of innovation,
attraction, and unlocking of investment resources. The decentralization of
power remains insufficient; administrative procedures are still cumbersome. Law
enforcement continues to be a weak link; mechanisms for timely and effective
policy response are lacking. There has been a delay in researching and promulgating
policies and laws to address emerging issues, and the regulatory framework
remains inadequate for fostering new growth drivers. In the context of epochal
global changes, in order for Vietnam to advance firmly into the new era - an
era of breakthrough development toward prosperity and strength under the CPV’s
leadership - along with restructuring of the organizational apparatus and
striving for reaching the "double-digit" economic growth rate, the
law-making and law enforcement must undergo fundamental innovation to create
strong momentum for rapid and sustainable development of Vietnam. On the basis
this context, the Politburo requests that the following directives must be
effectively implemented: I- GUIDING PRINCIPLES 1. Ensure the CPV's comprehensive and direct leadership in
law-making, and enhance the CPV's leadership over law enforcement. Increase
power control; prevention and combat against corruption, wastefulness,
misconduct, special interest groups and regulatory capture; and prevent all
forms of self-serving policy exploitation. Promote the supervisory and social
feedback role of the Vietnam Fatherland Front, and ensure the broad and
substantive participation of the people, organizations, and enterprises in
law-making and law enforcement. 2. Law-making and law enforcement are the "breakthroughs
of breakthroughs" in the completion of institutional framework to drive
the national development in the new era, which are key tasks in building and
perfecting the socialist rule-of-law State of Vietnam of the People, for the
People, and by the People, under the CPV's leadership. 3. Law-making must closely align with reality, “standing on
the ground of Vietnamese practice,” selectively absorbing the quintessence of
human civilization, ensuring systemic coherence, seizing all opportunities,
paving the way and unlocking all resources, and transforming institutions and
laws into a competitive advantage and a solid foundation, thereby becoming a
strong driver for development. It must facilitate the reaching of the
"double-digit" economic growth rate, improve people's livelihoods,
and ensure national defense, security, and foreign affairs. ... ... ... Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh. 5. Investment in formulation of policies and laws means
investment in development. The State shall provide and prioritize resources for
infrastructure investment, technical modernization, digital transformation, and
introduce specific and breakthrough benefits and policies concerning research
of strategies and policies, law-making, and for the personnel in charge of
these tasks. II- OBJECTIVES 1. By 2030 Vietnam will have a legal
system that is democratic, fair, uniform, public, transparent, feasible, with a
strict and consistent implementation mechanism. This legal system will provide
a legal basis for the normal, continuous, and smooth operation of agencies
after restructuring of the organizational apparatus, remove practical
obstacles, facilitate development, and mobilize the participation of all
citizens and enterprises in socio-economic development. By 2030, Vietnam will
be a developing country with modern industry and high per capita income. By 2025, the removal of
"bottlenecks" caused by legal regulations will be substantially
completed. By 2027, the amendment, supplementation, and promulgation of new
legislative documents will be completed to provide a uniform legal basis for
the operation of the state apparatus according to the three-level government
model. By 2028, the legal system on investment and business will be perfected
with a view to contribute to placing Vietnam's investment environment among the
top three ASEAN countries. 2. Orientations toward
2045 Vietnam will have a
high-quality and modern legal system that approaches international standards
and practices, is adapted to the country's realities, is strictly and
consistently implemented, respects and protects human rights and civil rights
effectively. Strictly abiding by the Constitution and laws will be the
behavioral norm for all entities in society. National governance will be
modern, with a lean, efficacious, efficient and effective state apparatus,
meeting the rapid and sustainable development. By 2045, Vietnam will
become a developed country with high income in line with the socialist-oriented
market economy. III- TASKS AND
SOLUTIONS 1. Ensure the CPV's comprehensive and direct leadership in
law-making, and promote the CPV's role in law-making and law enforcement ... ... ... Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh. - The development and
perfecting of institutions, and the inspection and supervision of law
enforcement must be central, continuous, and regular tasks of ministries and
central authorities. Discipline and regulations on power control, the efforts
against corruption, wastefulness, misconduct, and "special interest
groups" in law-making and enforcement must be strictly complied with.
Ministers and Directors of ministerial agencies must directly lead and direct
law-making and mainly take responsibility for the quality of policies and laws
in sectors under their management, associated with assessment, commendation,
and employment of officials, with penalties and handling measures for those who
fail to fully fulfill their leadership and management responsibilities. - Ministries, ministerial
agencies, and the National Assembly’s agencies shall have at least one legally
trained leader. CPV committees of administrative divisions shall assign their
members in charge of judicial affairs and have the Director of the Department
of Justice who is a member of the provincial Party committee; introduce
mechanisms for the rotation and transfer of officials from the Ministry of
Justice to administrative divisions and vice versa to enhance practical
experience. 2. Transform mindset and direct the development of the legal
system with a view to both meet state management requirements and encourage
creativity, unlock the full productive potential and all development resources - Law-making must fully,
accurately, and promptly institutionalize the CPV’s policies and guidelines;
term from the overall national interests; transform institutions and laws into
a competitive advantage; decisively refrain from the tendency to ban things
instead of putting them under control; promote democracy, respect, assure, and
effectively protect human rights and citizens' rights; ensure a balance and
reasonableness between limit on rights and achieving legitimate interests.
Legal regulations must be stable, simple, easy to implement, and focus on
citizens and enterprises. Properly promote the role of social ethics, professional
ethical standards, and rules of community self-regulation in regulating social
relationships. - Emphasize and
proactively research strategies and policies early on the basis of practical
experience and global lessons with a view to enhance predictability and improve
the law-making quality. Ensure that the formulation and promulgation
of legislative documents is democratic, professional, scientific, timely,
feasible, and effective; clearly distinguish the formulation of policies from
the legislative document drafting; gradually conduct concentrated and
professional drafting of legislative documents. Thoroughly, practically, and
scientifically conduct summarization, practical survey, research of
international experiences, assessment of policy impacts, and policy selection.
Increase policy communication, especially policies with significant impacts on
society, citizens, and enterprises. Rigorously implement mechanisms for
receiving and responding to feedbacks from affected entities; avoid causing difficulties
for citizens and enterprises in formulation of policies and law-making. Apart
from certain codes and laws regarding human rights, citizens' rights, and
judicial procedures to be elaborated, most other laws, particularly those
related to development facilitation, the National Assembly shall only stipulate
framework matters and fundamental principles. The Government, ministries, and
local authorities shall stipulate frequently changing practical matters to
ensure flexibility and practicality. - Formulate and perfect
the law on the socialist-oriented market economy in a manner that ensures the
building of a favorable, transparent, secure, and low-compliance-cost legal
environment; thoroughly reduce and simplify eligibility requirements for
investment, business, practicing, and administrative procedures; promote
creative startups, improve the stability of the investment and business
environment. Ensure the effective and substantive protection of business
freedom, property rights, contractual freedom, and equality among parties
across all economic sectors; ensure that the private sector is the most
important driver of the national economy. Establish a legal foundation for the
private sector to effectively access resources such as capital, land, and high-quality
personnel; promote the formation and development of regional and global private
economic groups; provide substantial and effective assistances for small and
medium enterprises. Focus on formulating laws on science, technology,
innovation, and digital transformation, developing a regulatory framework for
new, non-traditional matters (artificial intelligence, digital transformation,
green transformation, data resources, cryptocurrencies, etc.) to form new
growth drivers, promote the development of new productive forces, and new
industrial sectors. Develop breakthrough mechanisms and policies applicable to
international financial centers, free trade zones, and key economic zones, etc. Urgently make amendments
to legislative documents to fulfill the requirements for streamlining the
political system’s apparatus, reorganizing administrative divisions, and
decentralizing powers in accordance with the principle of “local authorities
decide, implement, and take responsibility”, and restructuring the development
space in each area. Formulate and perfect the
law on the organization and operation of judicial agencies and judicial
assistance in accordance with the objectives and direction of judicial reform.
Promote the strong development of the system of legal services, legal
assistance services, legal aid services, and security interest registration
services so that citizens and enterprises may easily access laws and control
legal risks. Prioritize legal resources for the private sector. Research and
establish a public lawyer system and conditional mechanisms for enabling public
employees to act as lawyers; ensure recognition and enforcement of arbitral
awards in conformity with international standards and practices. Study
expanding the scope and improving the effectiveness of following the simplified
judicial procedures; combine non-litigation methods with judicial methods;
encourage and develop out-of court dispute settlement mechanisms such as
commercial arbitration, mediation, etc. 3. Create breakthroughs in law enforcement, ensuring that laws
are enforced fairly, rigorously, consistently, timely, efficiently,
effectively; closely connect law-making with law enforcement ... ... ... Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh. - Focus on building a
culture of law compliance, ensuring that the strictly abiding by the
Constitution and laws becomes the behavioral norm for all entities in society.
Diversify methods of policy communication, legal dissemination and education,
especially the application of digital technologies; prioritize broadcasting
important content during prime-time slots on national radio and television. - Pay attention to
provision of legal interpretation and guidance on law application to ensure the
effect of legislative documents. Regularly inspect, review, consolidate, and
systematize legislative documents. Increase dialogue, acceptance of
recommendations and feedback, and timely resolve legal difficulties or issues
raised by individuals, organizations, enterprises, and local authorities.
Continuously assess the effectiveness of laws after promulgation, enhance the
technology application, and formulate mechanisms for swiftly identifying ,
comprehensively and uniformly addressing legal bottlenecks. - Give priority to
prevent and grant warnings against legal violations while increasing
supervision, audit and inspection, detect and handle legal violations in a
strict and timely manner, especially corruption and misconduct, abuse of power,
and lack of responsibility; eliminate shirking responsibility and passing of
the buck. Strictly prohibit the exploitation of the efforts against corruption,
wastefulness, or misconduct for personal gain or the interference with the
normal operation of agencies, organizations, or individuals. Avoid
“criminalizing” economic, administrative, and civil relations; do not take
administrative measures to intervene and settle civil or economic disputes. 4. Improve the effectiveness of international cooperation and
international law - Perfect mechanisms and
improve the capacity of Vietnamese agencies and organizations to ensure full
fulfillment of international legal obligations and shape the international
legal order; actively participate in the formulation of international
institutions and laws; effectively and flexibly use commitments under
international treaties to which Vietnam is a signatory. Effectively handle
arising international legal issues, especially investment and trade disputes,
in order to promptly protect national interests, as well as the legitimate and
lawful rights and interests of Vietnamese citizens, organizations, enterprises,
and regulatory agencies. - Implement special mechanisms
to attract, recruit, train, and foster high-quality personnel with practical
experience in international law and international legal cooperation, as well as
in the settlement of international disputes; develop a strategy to increase the
presence of Vietnamese experts in international legal organizations and
international jurisdiction agencies. - Expand international
cooperation in law and justice; establish and develop a network of foreign
legal experts, including overseas Vietnamese, to provide assistance to research
and advice on emerging matters in the socio-economic development, development
of science and technology, innovation, and digital transformation. 5. Develop breakthrough solutions to improve the quality of
legal personnel - Implement special and
superior policies, and apply adequate remuneration and contracting regimes to
attract and improve the quality of personnel involved in law-making and law
enforcement. Establish mechanisms and policies to extend the service of
officials, fail to enable certain officials who have reached retirement age but
possess high professional qualifications and deep practical experience in
law-making to continue serving. Attract and admit legal experts, scholars,
jurists, and experienced lawyers into the public sector. Provide monthly
financial assistances equal to 100% of the coefficient- based salary for
individuals directly and regularly engaged in strategic research, formulation
of polices, and law-making of designated agencies and units. ... ... ... Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh. - Focus on making
investment with a view to improve the quality of strategic and policy research
institutions and legal research institutions under central authorities,
specifically development of a Scheme to elevate the strategic and policy
research institution under the Ministry of Justice into a national key one and
a leading policy and legal research center among ASEAN countries. 6. Increase digital transformation, the application of AI and
big data in law-making and law enforcement - Prioritize resources
for building and developing IT infrastructure, big data systems, and applying
digital technologies and AI to innovate and modernize law-making and law
enforcement; ensure "accuracy, completeness, good maintenance, regular
updating ", interconnectivity, ease of access and use, cyber security, and
protection of state secrets. Allocate sufficient and timely funding for the
immediate implementation of the schemes on building a national legal database
and applying AI in the drafting, inspection, and review of legislative
documents. - Apply digital
technologies and uniformly implement digital transformation in legal
dissemination and education, provision of legal aid services, and registration
of security interests; integrate legal education contents into digital learning
movements. Introduce policies to encourage digital technology enterprises to
develop and provide legal services and utilities. - Apply special
mechanisms and policies to create breakthroughs in the development of science,
technology, innovation, and national digital transformation with respect to the
digital transformation and application of AI and big data in law-making and law
enforcement. 7. Implement special financial mechanisms applicable to
law-making and law enforcement - Innovate the mechanisms
for allocating, managing, and using the budget for law-making in a timely,
accurate, and sufficient manner associated with expenditures by the
results/products of each task/activity. Heads of agencies tasked with
law-making shall be granted autonomy in allocation, management, and use of
allocated funding and take legal responsibility therefor. - Allocate the funding
for law-making that is at least 0,5% of the annual total budget expenditure and
gradually increased in accordance with development demands. Establish a Policy
and Law Formulation Support Fund with funding is covered by the state budget
and lawful socialized sources from domestic organizations and individuals to
assist the law-making and improve the quality thereof; ensure effectiveness,
transparency in management, and prevent all forms of self-serving policy
exploitation. - Appropriately and
adequately allocate budget for law enforcement. Prioritize adequate funding for
legal dissemination and education and provision of legal aid services for
disadvantaged and vulnerable groups, and ethnic minorities. ... ... ... Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh. 1. The Central Steering Committee for Perfecting Institutions
and Laws shall be established with the head who is the General Secretary of the
Central Committee of the Communist Party of Vietnam. Its members shall include
leaders of the National Assembly, the Government, and relevant agencies. 2. The CPV Committee of the National Assembly shall lead and
direct the perfecting of laws in response to the Vietnam's development demands
in the new era; increase supervision of compliance with regulations. 3. The CPV Committee of the Government shall lead and direct
the development of an action program to implement this Resolution; cooperate
with the CPV Committee of the National Assembly to fully and timely
institutionalize policies and guidelines set out in this Resolution; direct the
Ministry of Justice to draft and submit a resolution on certain special
mechanisms and policies for breakthroughs in law-making and law enforcement at
the 9th meeting of the 15th National Assembly. 4. The Vietnam Fatherland Front shall lead and direct the
development of programs and plans for providing guidance and mobilizing the
people to implement the Resolution; promote its supervisory and social
criticism role, participate in law-making and law enforcement and building of a
culture of law compliance. 5. The Central Propaganda and Mass Mobilization Committee
shall take charge of and cooperate with relevant agencies to provide guidance
on the effective implementation of the Resolution and provide guidance on
increasing the dissemination of its contents. 6. Provincial and municipal CPV Committees shall develop
specific programs and plans to enhance leadership and direction in law-making
and law enforcement in the local area. 7. The CPV Committee of the Ministry of Justice shall perform
its duties as the Standing Body of the Central Steering Committee for
Perfecting Institutions and Laws; cooperate with the Central Internal Affairs
Committee and relevant agencies to monitor, inspect, and assess the
implementation of the Resolution, and send 6-month reports thereon to the
Central Steering Committee and the Politburo. This Resolution shall be
disseminated to all CPV cells. ... ... ... Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh. ON BEHALF OF THE POLITBURO
GENERAL SECRETARY
To Lam
Nghị quyết 66-NQ/TW ngày 30/04/2025 đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
7.357
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
inf[email protected]
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng

Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|