Quyết định 147-QĐ/TW 2024 Quy chế làm việc mẫu của đảng ủy cấp trên cơ sở trong doanh nghiệp nhà nước mới nhất?
- Quyết định số 147-QĐ/TW 2024 Quy chế làm việc mẫu của đảng ủy cấp trên cơ sở trong doanh nghiệp nhà nước mới nhất?
- Quy chế làm việc mẫu của đảng ủy cấp trên cơ sở trong doanh nghiệp nhà nước theo Quyết định 147-QĐ/TW 2024 như thế nào?
- Nguyên tắc làm việc theo Quy chế làm việc mẫu của đảng ủy cấp trên cơ sở trong doanh nghiệp nhà nước ra sao?
- Điều kiện kết nạp Đảng hiện nay là gì?
Quyết định số 147-QĐ/TW 2024 Quy chế làm việc mẫu của đảng ủy cấp trên cơ sở trong doanh nghiệp nhà nước mới nhất?
Ngày 14/5/2024, Ban chấp hành Trung ương Đảng vừa ban hành Quyết định 147-QĐ/TW 2024 về việc ban hành Quy chế làm việc mẫu của đảng ủy cấp trên cơ sở trong doanh nghiệp nhà nước
Tại Quyết định 147-QĐ/TW 2024 có nêu rõ như sau:
- Ban hành kèm theo Quyết định 147-QĐ/TW 2024 Quy chế làm việc mẫu của đảng uỷ cấp trên cơ sở trong doanh nghiệp nhà nước.
- Ban chấp hành đảng bộ cấp trên cơ sở trong doanh nghiệp nhà nước căn cứ Quy chế làm việc mẫu và các quy định của Trung ương có liên quan để ban hành Quy chế làm việc phù hợp với yêu cầu công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tình hình thực tiễn tại doanh nghiệp.
- Các tỉnh ủy thành uỷ, đảng uy trực thuộc Trung ương (có đảng bộ cấp trên cơ sở trong doanh nghiệp nhà nước trực thuộc); các đảng bộ cấp trên cơ sở trong doanh nghiệp nhà nước và các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định 147-QĐ/TW 2024
Quyết định 147-QĐ/TW 2024 Quy chế làm việc mẫu của đảng ủy cấp trên cơ sở trong doanh nghiệp nhà nước mới nhất? (Hình từ Internet)
Quy chế làm việc mẫu của đảng ủy cấp trên cơ sở trong doanh nghiệp nhà nước theo Quyết định 147-QĐ/TW 2024 như thế nào?
Tại Quy chế làm việc mẫu ban hành kèm theo Quyết định 147-QĐ/TW 2024 có nêu rõ Quy chế làm việc mẫu của đảng ủy cấp trên cơ sở trong doanh nghiệp nhà nước như sau:
>> Tải Quy chế làm việc mẫu của đảng ủy cấp trên cơ sở trong doanh nghiệp nhà nước: tại đây
Nguyên tắc làm việc theo Quy chế làm việc mẫu của đảng ủy cấp trên cơ sở trong doanh nghiệp nhà nước ra sao?
Tại Điều 8 Quy chế làm việc mẫu ban hành kèm theo Quyết định 147-QĐ/TW 2024 có nêu rõ nguyên tắc làm việc theo Quy chế làm việc mẫu của đảng ủy cấp trên cơ sở trong doanh nghiệp nhà nước như sau:
- Đảng ủy, ban thường vụ đảng ủy làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức; chấp hành nghiêm Cương lĩnh, Điều lệ Đảng, nghị quyết, quy định của Trung ương, của cấp trên và nghị quyết đại hội đảng bộ (tên doanh nghiệp).
Nghị quyết, quyết định của đảng ủy, ban thường vụ đảng ủy phải có hơn một nửa số thành viên đương nhiệm tán thành.
Trong trường hợp nội dung vấn đề phải giải quyết không phức tạp hoặc không có điều kiện tổ chức họp ban thường vụ thì thường trực đảng ủy chỉ đạo văn phòng đảng ủy gửi văn bản xin ý kiến thành viên ban thường vụ đảng ủy (trừ công tác cán bộ, kỷ luật đảng), khi có hơn một nửa thành viên ban thường vụ tán thành thì ý kiến quá bán đó coi như nghị quyết của cuộc họp; trường hợp, tuy đã có hơn một nửa thành viên tán thành nhưng còn có ý kiến khác nhau về những vấn đề quan trọng thì cần đưa ra hội nghị ban thường vụ thảo luận, tạo sự thống nhất trước khi quyết định.
- Cá nhân được quyền phát biểu và bảo lưu ý kiến của mình nhưng phải chấp hành nghị quyết của tập thể cấp ủy. Ý kiến bảo lưu có thể được phản ánh lên cấp trên nhưng không được tuyên truyền, phổ biến ra bên ngoài.
- Bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, thống nhất của đảng ủy, ban thường vụ đảng ủy; phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị; nêu cao tính chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân, nhất là người đứng đầu. Thực hiện phân cấp, phân quyền gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát.
Điều kiện kết nạp Đảng hiện nay là gì?
Theo khoản 2 Điều 1 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011, công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên; thừa nhận và tự nguyện: thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng.
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 và Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021, điều kiện kết nạp Đảng được xác định như sau:
(1) Về tuổi đời
- Tại thời điểm chi bộ xét kết nạp, người vào Đảng phải đủ 18 tuổi đến đủ 60 tuổi (tính theo tháng).
- Chỉ xem xét kết nạp vào Đảng những người trên 60 tuổi khi đủ các điều kiện:
+ Có sức khoẻ và uy tín;
+ Đang công tác, cư trú ở cơ sở chưa có tổ chức đảng, chưa có đảng viên hoặc do yêu cầu đặc biệt;
+ Được ban thường vụ cấp ủy trực thuộc Trung ương đồng ý bằng văn bản trước khi cấp ủy có thẩm quyền ra quyết định kết nạp.
(2) Về trình độ học vấn
- Người vào Đảng phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên.
- Học vấn của người vào Đảng đang sinh sống ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và những trường hợp cụ thể khác mà không bảo đảm được quy định chung thì thực hiện theo hướng dẫn của Ban Bí thư.
+ Người vào Đảng đang sinh sống ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc ngư dân thường xuyên làm việc ngoài biển, đảo, nếu không bảo đảm thì phải có trình độ học vấn tối thiểu hoàn thành chương trình bậc tiểu học.
+ Trình độ học vấn của người vào Đảng là già làng, trưởng bản, người có uy tín, đang sinh sống ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc ngư dân thường xuyên làm việc ngoài biển, đảo tối thiểu phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ và được ban thường vụ cấp ủy trực thuộc Trung ương đồng ý bằng văn bản trước khi cấp ủy có thẩm quyền ra quyết định kết nạp.
(3) Sự thừa nhận và tự nguyện:
Thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng.
(4) Qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm.
(5) Bồi dưỡng nhận thức về Đảng
Người vào Đảng phải học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng, có giấy chứng nhận do trung tâm chính trị cấp huyện hoặc tương đương cấp; nơi không có trung tâm chính trị thì do cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên cấp.
(6) Có đơn tự nguyện xin vào Đảng
Người vào Đảng phải tự làm đơn, trình bày rõ những nhận thức của mình về mục đích, lý tưởng của Đảng, về động cơ xin vào Đảng.
(7) Báo cáo trung thực lý lịch với chi bộ
Người vào Đảng tự khai lý lịch, đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, chịu trách nhiệm về nội dung đã khai.
Lý lịch phải được cấp ủy cơ sở thẩm tra, kết luận trước khi ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu.
(8) Được hai đảng viên chính thức giới thiệu
Trong đó, Đảng viên giới thiệu người vào Đảng là đảng viên chính thức, cùng công tác, lao động, học tập ít nhất 12 tháng với người được giới thiệu vào Đảng trong cùng một đơn vị thuộc phạm vi lãnh đạo của đảng bộ, chi bộ cơ sở.
Nếu đảng viên giới thiệu người vào Đảng chuyển đến đảng bộ, chi bộ cơ sở khác, bị kỷ luật hoặc vì lý do khác không thể tiếp tục theo dõi, giúp đỡ người vào Đảng thì chi bộ phân công đảng viên chính thức khác theo dõi, giúp đỡ người vào Đảng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?