Quyết định 118-QĐ/TW 2023 về quy chế tổ chức và hoạt động của Hội quần chúng? Chế độ đối với người làm việc thường xuyên tại Hội quần chúng được quy định ra sao?
Quyết định 118-QĐ/TW 2023 về quy chế tổ chức và hoạt động của Hội quần chúng?
Ngày 22/08/2023, Ban chấp hành Trung ương ban hành Quyết định 118-QĐ/TW năm 2023 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương.
Theo đó, tại Điều 1 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 118-QĐ/TW năm 2023 quy định tổ chức và hoạt động đối với hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương (sau đây gọi tắt là hội) theo Phụ lục I.
Bên cạnh đó, tại Điều 2 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 118-QĐ/TW năm 2023 quy định về chức năng, nhiệm vụ của hội như sau:
Là tổ chức tự nguyện, tự quản, có chức năng, nhiệm vụ vận động, tuyên truyền, đoàn kết, tập hợp quần chúng theo lĩnh vực, nghề nghiệp; đại diện cho quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên, các tầng lớp Nhân dân; xây dựng và phát triển tổ chức, phát triển hội viên; là cầu nối giữa Đảng với các tầng lớp Nhân dân, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Quyết định 118-QĐ/TW 2023 về quy chế tổ chức và hoạt động của Hội quần chúng? (Hình từ Internet)
Các cơ quan lãnh đạo của Hội quần chúng bao gồm những cơ quan nào?
Các cơ quan lãnh đạo của Hội quần chúng được quy định tại Điều 3 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 118-QĐ/TW năm 2023 như sau:
* Đại hội toàn quốc
- Đại hội toàn quốc là cơ quan lãnh đạo cao nhất của hội, được tổ chức theo nhiệm kỳ 5 năm một lần hoặc bất thường trong trường hợp cần thiết. Ban chấp hành đương nhiệm triệu tập đại hội sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt đề án tổ chức đại hội, văn kiện và nhân sự trình đại hội. Đại hội chỉ được tiến hành khi có trên 2/3 đại biểu triệu tập có mặt.
Đại hội bất thường được tiến hành khi có kiến nghị của trên 2/3 uỷ viên ban chấp hành đương nhiệm và được sự đồng ý của cấp có thẩm quyền. Số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện đối với đại biểu tham dự đại hội do ban chấp hành triệu tập quyết định; việc công nhận, không công nhận tư cách đại biểu do đại hội quyết định.
Đại hội đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết của nhiệm kỳ qua, quyết định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nhiệm kỳ tới; khi cần thiết sửa đổi, bổ sung điều lệ hội.
- Ban chấp hành đương nhiệm xây dựng đề án nhân sự đại hội, dự kiến cụ thể số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện ban chấp hành, ban thường vụ, thường trực hội và ban kiểm tra nhiệm kỳ mới, xin ý kiến cấp có thẩm quyền để trình đại hội xem xét, quyết định.
- Đại hội bầu ban chấp hành. Ban chấp hành bầu ban thường vụ hoặc đoàn chủ tịch, chủ tịch và các phó chủ tịch, ban kiểm tra và trưởng ban kiểm tra. Việc bầu cử thông qua bỏ phiếu kín hoặc biểu quyết bằng hình thức giơ tay theo quy định của điều lệ hoặc quyết định của đại hội và báo cáo công khai kết quả trước đại hội, hội nghị ban chấp hành.
* Ban chấp hành, ban thường vụ
Ban chấp hành là cơ quan lãnh đạo giữa 2 kỳ đại hội. Ban thường vụ hoặc đoàn chủ tịch là cơ quan lãnh đạo giữa 2 kỳ họp ban chấp hành.
Số lượng uỷ viên ban chấp hành, uỷ viên ban thường vụ do đảng đoàn (đối với hội có đảng đoàn), ban thường vụ hội (đối với hội không có đảng đoàn) căn cứ vào tính chất, phạm vi hoạt động, số lượng hội viên và thành viên của hội đề xuất khi xây dựng đề án nhân sự đại hội, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
- Quy trình giới thiệu nhân sự uỷ viên ban chấp hành, ban thường vụ, ban kiểm tra thực hiện đồng thời với quy trình giới thiệu nhân sự chủ tịch, phó chủ tịch, trưởng ban kiểm tra hội (theo Phụ lục II).
* Thường trực hội
- Thường trực hội (gồm chủ tịch, phó chủ tịch chuyên trách) là cơ quan điều hành công việc hằng ngày của hội.
- Về số lượng phó chủ tịch: Hội có đảng đoàn được bố trí không quá 3 phó chủ tịch chuyên trách; hội không có đảng đoàn được bố trí không quá 2 phó chủ tịch chuyên trách. Theo yêu cầu hoạt động, có thể bố trí một số phó chủ tịch không chuyên trách, số lượng do hội trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
- Về tiêu chuẩn, điều kiện: Chủ tịch, phó chủ tịch hội phải đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có năng lực lãnh đạo, quản lý; có uy tín và kinh nghiệm công tác; đối với các hội chuyên ngành cần có chuyên môn phù hợp. Đối với lãnh đạo hội là người đã nghỉ hưu, nếu tiếp tục làm việc phải có đủ sức khoẻ, uy tín cao, được ban thường vụ, ban chấp hành đồng thuận, nhất trí giới thiêu.
- Về độ tuổi: Chủ tịch, phó chủ tịch hội là người đã nghỉ hưu thì tuổi giới thiệu lần đầu hoặc tái cử không quá 65 tuổi. Đối với chủ tịch hội, trường hợp đặc biệt không quá 70 tuổi, do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
- Về nhiệm kỳ: Chủ tịch, phó chủ tịch hội giữ chức vụ không quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp; trường hợp đã giữ chức vụ 2 nhiệm kỳ liên tiếp mà chưa đến tuổi nghỉ hưu theo quy định thì cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Chế độ đối với người làm việc thường xuyên tại Hội quần chúng được quy định ra sao?
Tại Điều 7 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 118-QĐ/TW năm 2023 quy định về chế độ, chính sách đối với người làm việc thường xuyên tại Hội quần chúng được quy định như sau:
- Người làm việc thường xuyên tại hội gồm: Chủ tịch, phó chủ tịch chuyên trách; người làm việc tại đơn vị tham mưu, giúp việc trong biên chế được giao; người làm việc theo hợp đồng.
- Chế độ, chính sách đối với người làm việc thường xuyên tại hội:
+ Người trong độ tuổi lao động được phân công, điều động đến làm việc tại hội theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền và người được tuyển dụng trong chỉ tiêu biên chế của hội thì hưởng lương, phụ cấp và chế độ, chính sách khác theo quy định đối với cán bộ, công chức.
+ Người đã nghỉ hưu giữ các chức danh lãnh đạo chuyên trách hội được hưởng thù lao theo quy định.
+ Người làm việc theo hợp đồng (bao gồm cả những người đang hưởng lương hưu) được hưởng tiền công hoặc thù lao và chế độ, chính sách khác do hội quyết định, phù hợp với yêu cầu công việc và tài chính của hội.
- Thời gian làm việc của người đã nghỉ hưu do hội quyết định nhưng không quá 10 năm kể từ ngày được hưởng lương hưu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết phong bì mừng thọ người cao tuổi 2025 hay và ý nghĩa? Cách viết phong bì mừng thọ 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 tuổi?
- Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình hạng 1 chuẩn Nghị định 175 được quy định như nào?
- Tiêu chuẩn tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong công tác thi đua khen thưởng theo Thông tư 93?
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?
- Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm kỳ bao lâu? Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo biểu quyết bằng hình thức nào?