Quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đối với đơn vị thuộc Bộ Tài chính được quy định ra sao?
- Hợp đồng bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đối với đơn vị thuộc Bộ Tài chính được hiểu như thế nào?
- Hợp đồng bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đối với đơn vị thuộc Bộ Tài chính gồm có những nội dung nào?
- Quyền của bên mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đối với đơn vị thuộc Bộ Tài chính được quy định ra sao?
- Nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đối với đơn vị thuộc Bộ Tài chính được quy định thế nào?
Hợp đồng bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đối với đơn vị thuộc Bộ Tài chính được hiểu như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 768/QĐ-BTC năm 2012 quy định hợp đồng cháy nổ được định nghĩa như sau:
Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm cháy, nổ.
Đối chiếu quy định trên, hợp đồng bảo hiểm cháy nổ được hiểu là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm cháy, nổ.
Bảo hiểm cháy nổ (Hình từ Internet)
Hợp đồng bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đối với đơn vị thuộc Bộ Tài chính gồm có những nội dung nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 8 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 768/QĐ-BTC năm 2012 quy định hợp đồng bảo hiểm cháy nổ bắt buộc như sau:
Hợp đồng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc
...
2. Hợp đồng bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đối với đơn vị thuộc bộ tài chính phải có những nội dung chính sau đây:
a) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm;
b) Đối tượng bảo hiểm;
c) Điều kiện bảo hiểm, phạm vi bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm;
d) Giá trị tài sản được bảo hiểm cháy, nổ;
đ) Quy tắc, biểu phí bảo hiểm được áp dụng;
e) Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm;
g) Thời hạn bảo hiểm;
h) Mức phí, phương thức đóng bảo hiểm;
i) Cơ quan thẩm định thiệt hại khi cần;
k) Thời hạn, phương thức trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường;
l) Trách nhiệm của bên mua và bên bán bảo hiểm;
m) Các quy định giải quyết tranh chấp;
n) Trách nhiệm của bên vi phạm hợp đồng;
o) Ngày, tháng, năm giao kết hợp đồng.
3. Ngoài những nội dung quy định tại khoản 2 Điều này, hợp đồng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc có thể có các nội dung khác do các bên thỏa thuận nhưng không trái với các quy định của pháp luật có liên quan.
Theo đó, trường hợp bạn thắc mắc hợp đồng bảo hiểm cháy nổ bắt buộc phải có những nội dung chính sau đây:
- Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm;
- Đối tượng bảo hiểm;
- Điều kiện bảo hiểm, phạm vi bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm;
- Giá trị tài sản được bảo hiểm cháy, nổ;
- Quy tắc, biểu phí bảo hiểm được áp dụng;
- Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm;
- Thời hạn bảo hiểm;
- Mức phí, phương thức đóng bảo hiểm;
- Cơ quan thẩm định thiệt hại khi cần;
- Thời hạn, phương thức trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường;
- Trách nhiệm của bên mua và bên bán bảo hiểm;
- Các quy định giải quyết tranh chấp;
- Trách nhiệm của bên vi phạm hợp đồng;
- Ngày, tháng, năm giao kết hợp đồng.
Ngoài những nội dung trên, hợp đồng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc có thể có các nội dung khác do các bên thỏa thuận nhưng không trái với các quy định của pháp luật có liên quan.
Quyền của bên mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đối với đơn vị thuộc Bộ Tài chính được quy định ra sao?
Căn cứ Điều 9 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 768/QĐ-BTC năm 2012 quy định quyền của bên mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đối với đơn vị thuộc Bộ Tài chính như sau:
Quyền của bên mua bảo hiểm
1. Lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm được phép kinh doanh bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc để mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
2. Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giải thích, cung cấp các thông tin có liên quan đến việc giao kết, thực hiện và chấm dứt Hợp đồng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
3. Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường nhanh chóng, đầy đủ và chính xác theo quy định của Hợp đồng bảo hiểm.
4. Thỏa thuận với doanh nghiệp bảo hiểm về những nội dung của Hợp đồng bảo hiểm nhưng không trái với các quy định của pháp luật.
5. Được hạch toán chi phí mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc vào giá thành sản phẩm, dịch vụ đối với cơ sở sản xuất kinh doanh hoặc được tính vào kinh phí do ngân sách nhà nước cấp đối với đơn vị hành chính sự nghiệp.
6. Khởi kiện dân sự đối với doanh nghiệp bảo hiểm nếu doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện không đúng quy định tại Hợp đồng bảo hiểm và pháp luật có liên quan.
Theo đó, quyền của bên mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đối với đơn vị thuộc Bộ Tài chính được quy định như trên.
Nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đối với đơn vị thuộc Bộ Tài chính được quy định thế nào?
Theo Điều 10 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 768/QĐ-BTC năm 2012 quy định nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đối với đơn vị thuộc Bộ Tài chính như sau:
Nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm:
1. Tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định của pháp luật.
2. Tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy quy định tại Khoản 2 Điều 13 Nghị định số 130/2006/NĐ-CP ngày 08/11/2006 của Chính phủ.
3. Khi yêu cầu bảo hiểm, bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ kê khai đầy đủ, trung thực mọi chi tiết có liên quan đến Hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm.
4. Đóng phí bảo hiểm đầy đủ, theo thời hạn và phương thức đã thỏa thuận trong Hợp đồng bảo hiểm và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ khác được quy định trong Hợp đồng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
5. Kịp thời thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm về những yếu tố làm thay đổi mức độ rủi ro để điều chỉnh điều kiện và mức phí bảo hiểm.
6. Hợp tác với các doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình thực hiện Hợp đồng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
7. Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ:
a) Tuân thủ các quy định về báo cháy, chữa cháy và tham gia chữa cháy quy định tại Điều 23 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/04/2003 của Chính phủ.
...
Như vậy, nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đối với đơn vị thuộc Bộ Tài chính được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?