Quyên sinh là gì? Công tác tư vấn tâm lý cho học sinh đang có ý định quyên sinh được thực hiện như thế nào?
Mục đích của công tác tư vấn tâm lý cho học sinh là gì?
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 31/2017/TT-BGDĐT thì mục đích của công tác tư vấn tâm lý cho học sinh là:
- Phòng ngừa, hỗ trợ và can thiệp (khi cần thiết) đối với học sinh đang gặp phải khó khăn về tâm lý trong học tập và cuộc sống để tìm hướng giải quyết phù hợp, giảm thiểu tác động tiêu cực có thể xảy ra;
+ Góp phần xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng, chống bạo lực học đường.
- Hỗ trợ học sinh rèn luyện kỹ năng sống; tăng cường ý chí, niềm tin, bản lĩnh, thái độ ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ xã hội;
- Rèn luyện sức khỏe thể chất và tinh thần, góp phần xây dựng và hoàn thiện nhân cách.
Quyên sinh là gì? Công tác tư vấn tâm lý cho học sinh đang có ý định quyên sinh được thực hiện như thế nào?
Quyên sinh là gì?
Quyên sinh hay còn gọi là tự sát, tự giết, tự tử, tự vẫn.
Hay có thể hiểu đơn giản quyên sinh có nghĩa giết chính mình hay hành động cố ý gây ra cái chết cho bản thân.
Mặc dù vậy, để có thể định nghĩa chính xác được "Quyên sinh là gì" thì còn tùy thuộc vào hoàn cảnh quyên sinh cụ thể, có thể kể đến như:
- Việc quyên sinh liên quan đến trạng thái tuyệt vọng hoặc do mắc phải một số căn bệnh nan y, mà bản thân cá nhân đó không tìm được ra lối thoát
- Do rối loạn tâm thần như trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, tâm thần phân liệt
- Do nghiện ngập rượu và ma túy.
- Áp lực hoặc gặp phải những tình cảnh bất hạnh như khó khăn về tài chính hoặc rắc rối với các mối quan hệ giữa các cá nhân (thất tình, mâu thuẫn với gia đình, bạn bè, áp lực công việc,...)
Công tác tư vấn tâm lý cho học sinh đang có ý định quyên sinh được thực hiện như thế nào?
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 31/2017/TT-BGDĐT thì hình thức thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh đang có ý định quyên sinh như sau:
- Xây dựng các chuyên đề về tư vấn tâm lý cho học sinh và bố trí thành các bài giảng riêng hoặc lồng ghép trong các tiết sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ. Tổ chức dạy tích hợp các nội dung tư vấn tâm lý cho học sinh trong các môn học chính khóa và hoạt động trải nghiệm, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ, diễn đàn về các chủ đề liên quan đến nội dung cần tư vấn cho học sinh.
- Thiết lập kênh thông tin, cung cấp tài liệu, thường xuyên trao đổi với cha mẹ học sinh về diễn biến tâm lý và các vấn đề cần tư vấn, hỗ trợ cho học sinh.
- Tư vấn, tham vấn riêng, tư vấn nhóm, trực tiếp tại phòng tư vấn; tư vấn trực tuyến qua mạng nội bộ, trang thông tin điện tử của nhà trường, email, mạng xã hội, điện thoại và các phương tiện thông tin truyền thông khác.
- Phối hợp với các tổ chức, cá nhân liên quan tổ chức các hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh.
Quyên sinh là gì? Công tác tư vấn tâm lý cho học sinh đang có ý định quyên sinh được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Công tác phối hợp trong tư vấn tâm lý cho học sinh giữa nhà trường với cha mẹ học sinh như thế nào?
Căn cứ tại Điều 7 Thông tư 31/2017/TT-BGDĐT về công tác phối hợp trong tư vấn tâm lý:
Công tác phối hợp trong tư vấn tâm lý
1. Phối hợp trong nhà trường
Cán bộ, giáo viên phụ trách công tác tư vấn tâm lý cho học sinh phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm, Tổng phụ trách Đội, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, giáo viên bộ môn và các lực lượng giáo dục khác trong nhà trường khi triển khai các hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh.
2. Phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng bên ngoài
a) Phối hợp với cha mẹ học sinh: Thường xuyên trao đổi thông tin về học sinh; nâng cao nhận thức của cha mẹ học sinh về đặc điểm phát triển tâm sinh lý lứa tuổi và tác động của những thay đổi đó đối với học sinh; thường xuyên quan tâm, phát hiện và có biện pháp hỗ trợ kịp thời, phù hợp đối với những biểu hiện bất thường của học sinh.
b) Phối hợp với các chuyên gia, trung tâm tư vấn tâm lý chuyên nghiệp, cơ sở y tế, cơ quan tư pháp và bảo vệ pháp luật để trị liệu tâm lý, xử lý kịp thời các trường hợp học sinh cần can thiệp chuyên sâu;
c) Phối hợp với các cơ quan, tổ chức về khoa học tâm lý giáo dục, các trường sư phạm đủ điều kiện, chuyên gia, nhà khoa học nhằm bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ tư vấn tâm lý về kiến thức, kỹ năng, thái độ đúng đắn, cần thiết để thực hiện công tác tư vấn, tham vấn tâm lý trong nhà trường;
d) Phối hợp với tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, các tổ chức chính trị - xã hội khác để tổ chức các hoạt động tư vấn tâm lý;
đ) Phối hợp với các cá nhân, cơ quan, tổ chức có chức năng để tổ chức hoạt động tư vấn tâm lý phù hợp với nhu cầu của học sinh và yêu cầu giáo dục của nhà trường.
Như vậy, công tác phối hợp trong tư vấn tâm lý cho học sinh giữa nhà trường với cha mẹ học sinh như sau:
- Thường xuyên trao đổi thông tin về học sinh;
- Nâng cao nhận thức của cha mẹ học sinh về đặc điểm phát triển tâm sinh lý lứa tuổi và tác động của những thay đổi đó đối với học sinh;
- Thường xuyên quan tâm, phát hiện và có biện pháp hỗ trợ kịp thời, phù hợp đối với những biểu hiện bất thường của học sinh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều kiện cho phép thành lập trường trung học tư thục? Mức đầu tư để trường trung học tư thục phát triển hoạt động giáo dục?
- Thời hạn sử dụng Thẻ thanh tra chuyên ngành Công Thương là bao lâu? Thẻ thanh tra bị thu hồi trong trường hợp nào?
- Bảng giá đất Hà Nội mới nhất áp dụng từ 20/12/2024 theo Quyết định 71/2024 thay đổi như thế nào?
- Thiết kế bản vẽ thi công thể hiện những thông tin gì? Ai lập thiết kế bản vẽ thi công cho toàn bộ công trình?
- Mẫu thư gửi ông già noel? Hướng dẫn viết thư gửi ông già noel ý nghĩa? Giáng sinh 2024 vào thứ mấy trong tuần?