Quyền nuôi con sau khi ly hôn được quy định như thế nào? Con đã 08 tuổi thì khi ly hôn có cần hỏi con muốn sống với ai không?
- Con đã 08 tuổi thì khi ly hôn có cần hỏi con muốn sống với ai không?Quyền nuôi con sau khi ly hôn được quy định như thế nào?
- Điều kiện thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn được quy định như thế nào?
- Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn được quy định ra sao?
- Mức cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn được quy định như thế nào?
Con đã 08 tuổi thì khi ly hôn có cần hỏi con muốn sống với ai không?Quyền nuôi con sau khi ly hôn được quy định như thế nào?
Việc nuôi con sau khi ly hôn thường sẽ căn cứ vào quyền lợi của con về mọi mặt, từ đó Tòa án sẽ quyết định quyền nuôi con. Căn cứ vào Điều 81 Luật Hôn nhân gia đình 2014 như sau:
Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Quy định trên cũng đã nêu rõ, sau khi ly hôn thì vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.
Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Như vậy, trong trường hợp của chị thì con chị đã 08 tuổi nên khi ly hôn thì Tòa án cũng sẽ xem xét nguyện vọng của bé là muốn sống với ai chị nha.
Sau khi có quyết định về quyền nuôi con sau khi ly hôn, nếu như chị hoặc chồng muốn thay đổi quyền nuôi con thì có thể căn cứ vào điều kiện được quy định tại Điều 84 Luật này.
Quyền nuôi con sau khi ly hôn được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Điều kiện thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn được quy định như thế nào?
Sau khi ly hôn, vợ chồng có thể thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con hoặc nuôi con theo quyết định của Tòa án. Tuy nhiên, người trực tiếp nuôi con có thể được thay đổi khi có các căn cứ được quy định tại Điều 84 Luật Hôn nhân gia đình 2014, cụ thể như sau:
Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.
Như vậy, điều kiện thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được quy định như trên.
Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn được quy định ra sao?
Theo quy định của Luật Hôn nhân gia đình 2014, cấp dưỡng được hiểu là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu.
Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 2 Điều 82 Luật Hôn nhân gia đình 2014, sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con như sau:
Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Từ đó, có thể xác định nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn thuộc về người không trực tiếp nuôi con và nghĩa vụ cấp dưỡng này sẽ kéo dài đến khi người con đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình.
Mức cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn được quy định như thế nào?
Căn cứ vào Điều 116 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định mức cấp dưỡng có thể được thỏa thuận giữa người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó. Tức là người không trực tiếp nuôi con có thể thỏa thuận mức cấp dưỡng với con hoặc với người đang trực tiếp nuôi con.
Cũng theo điều luật này, mức cấp dưỡng được xác định căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng. Tuy nhiên, nếu các bên không tự thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.
Bên cạnh đó, mức cấp dưỡng này cũng có thể thay đổi do thỏa thuận của các bên, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Hiện nay, chưa có văn bản quy định cụ thể mức cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn nên để xác định mức cấp dưỡng cụ thể, Tòa án thường căn cứ vào chứng từ, hóa đơn,... liên quan đến chi phí hợp lý để nuôi dưỡng, chăm sóc con và thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc áp dụng thuế chống bán phá giá phải đảm bảo nguyên tắc không gây thiệt hại đến những lợi ích nào?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng nhóm 1 là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng nhóm 1?
- Công trình xây dựng thuộc dự án PPP có sử dụng vốn đầu tư công thì nội dung thẩm định dự toán xây dựng công trình có nội dung gì?
- Tổ chức tham gia hoạt động quản lý chi phí đầu tư xây dựng hạng 3 phải đáp ứng các điều kiện gì?
- Thư cảm ơn khách hàng nhân dịp năm mới 2025 Ất Tỵ? Thư cảm ơn đối tác, khách hàng dịp Tết Âm lịch 2025?