Quyền lợi của người lao động làm việc theo hợp đồng xác định thời hạn có thâm niên khi chuyển qua hợp đồng không xác định thời hạn tại doanh nghiệp là gì?
Quyền lợi của người lao động làm việc theo hợp đồng xác định thời hạn có thâm niên tại doanh nghiệp là gì?
Căn cứ Điều 20 Bộ luật Lao động 2019 quy định về hợp đồng lao động như sau:
Loại hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:
a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;
b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
2. Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; trong thời gian chưa ký kết hợp đồng lao động mới thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được thực hiện theo hợp đồng đã giao kết;
b) Nếu hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn mà hai bên không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
c) Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng lao động xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, trừ hợp đồng lao động đối với người được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước và trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 149, khoản 2 Điều 151 và khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.
Theo quy định thì hợp đồng xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
Pháp luật của quy định khi hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng lao động xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
Như vậy, người lao động khi làm việc có thâm niên tại doanh nghiệp thì sẽ được có cơ hội ký hợp đồng không xác định thời hạn. Một số quyền lợi của người lao động khi ký kết hợp đồng không xác định thời hạn gồm:
(1) Doanh nghiệp phải thông báo cho người lao động trước 45 ngày trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng
(2) Thời gian nghỉ điều trị của người lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn dài hơn so với hợp đồng có thời hạn:
- Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn thì sẽ có thời gian nghỉ điều trị do ốm đau, tai nạn dưới 12 tháng liên tục và không bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
- Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn: thì sẽ có thời gian nghỉ điều trị do ốm đau, tai nạn dưới 06 tháng liên tục (hợp đồng lao động dưới 36 tháng) hoặc nửa thời hạn hợp đồng lao động trở xuống (hợp đồng lao động dưới 12 tháng).
Quyền lợi của người lao động làm việc theo hợp đồng xác định thời hạn có thâm niên khi chuyển qua hợp đồng không xác định thời hạn tại doanh nghiệp là gì? (Hình từ Internet)
Người lao động có thâm niên tại doanh nghiệp có được tăng ngày nghỉ hằng năm không?
Căn cứ Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định về ngày nghỉ hằng năm như sau:
Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
...
Bên cạnh đó, tại Điều 114 Bộ luật Lao động 2019 quy định về ngày nghỉ hằng năm tăng thêm như sau:
Ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc
Cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 01 ngày.
Như vậy, ngoài quyền lợi về ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn thì người lao động làm việc có thâm niên tại doanh nghiệp sẽ được tăng 01 ngày nghỉ hằng năm khi đủ 05 năm làm việc tại doanh nghiệp.
Theo quy định trên thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động đã đủ 05 năm làm việc được tính như sau:
- 13 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
- 15 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
- 17 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Người lao động có thể yêu cầu về phụ cấp thâm niên đối với người sử dụng lao động hay không?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH quy định về nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động như sau:
Nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động
...
5. Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, kỳ hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác được quy định như sau:
a) Mức lương theo công việc hoặc chức danh: ghi mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật Lao động; đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán;
b) Phụ cấp lương theo thỏa thuận của hai bên như sau:
b1) Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ;
b2) Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động.
c) Các khoản bổ sung khác theo thỏa thuận của hai bên như sau:
c1) Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương;
c2) Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động.
...
Đối với các khoản phụ cấp lương của người lao động thì sẽ do hai bên thỏa thuận khi ký kết hợp đồng.
Như vậy, người lao động có quyền yêu cầu đối với khoản phụ cấp thâm niên khi ký kết hợp đồng lao động tại doanh nghiệp với người sử dụng lao động.
Thời hạn được hưởng cũng như điều kiện để người lao động được hưởng phụ cấp thâm niên sẽ do hai bên thỏa thuận với nhau.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Vĩnh Long chính thức? Địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Vĩnh Long?
- Pháo hoa nổ chỉ được cung cấp cho các cơ quan, tổ chức trong trường hợp nào? Sử dụng pháo hoa nổ phải bảo đảm yêu cầu nào?
- Thơ chúc Tết Ất Tỵ hay ý nghĩa? Tết Ất Tỵ: Hướng dẫn treo cờ Tổ quốc tại nhà theo đúng quy định?
- Hái lộc đầu xuân là gì? Hái lộc đầu năm có ý nghĩa gì? Tổ chức các Lễ hội truyền thống dịp Tết dựa trên nguyên tắc gì?
- Mấy giờ bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025? Thời gian bắn pháo hoa Tết Âm lịch 63 tỉnh thành mới nhất?