Quyền đòi nợ có được coi là quyền tài sản không? Thế chấp bằng quyền đòi nợ có được không?
Quyền đòi nợ có được coi là quyền tài sản không?
Căn cứ quy định tại Điều 14 Nghị định 21/2021/NĐ-CP về quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng như sau:
Quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng
Bên có quyền trong hợp đồng được dùng quyền đòi nợ, các khoản phải thu, quyền yêu cầu thanh toán khác; quyền khai thác, quản lý dự án đầu tư; quyền cho thuê, cho thuê lại; quyền hưởng hoa lợi, lợi tức, lợi ích khác trị giá được bằng tiền hình thành từ hợp đồng; quyền được bồi thường thiệt hại; quyền khác trị giá được bằng tiền phát sinh từ hợp đồng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Theo đó, có thể hiểu một cách đơn giản, quyền đòi nợ là quyền tài sản dùng để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ dân sự.
Đồng thời căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 450 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về mua bán quyền tài sản như sau:
Mua bán quyền tài sản
1. Trường hợp mua bán quyền tài sản thì bên bán phải chuyển giấy tờ và làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho bên mua, bên mua phải trả tiền cho bên bán.
2. Trường hợp quyền tài sản là quyền đòi nợ và bên bán cam kết bảo đảm khả năng thanh toán của người mắc nợ thì bên bán phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán, nếu khi đến hạn mà người mắc nợ không trả.
…
Như vậy, theo các quy định trên có thể coi quyền đòi nợ chính là quyền tài sản là một trong các tài sản được quy định tại khoản 1 Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 bên cạnh tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá.
Trong đó, quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền gồm quyền tài sản với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.
Quyền đòi nợ có được coi là quyền tài sản không? Thế chấp bằng quyền đòi nợ có được không? (Hình từ Internet)
Thế chấp bằng quyền đòi nợ có được không?
Đầu tiên, căn cứ quy định tại Điều 317 Bộ Luật Dân sự 2015 về thế chấp tài sản như sau:
Thế chấp tài sản
1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).
2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.
Tiếp đó, theo quy định tại Điều 14 Nghị định 21/2021/NĐ-CP về quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng:
Quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng
Bên có quyền trong hợp đồng được dùng quyền đòi nợ, các khoản phải thu, quyền yêu cầu thanh toán khác; quyền khai thác, quản lý dự án đầu tư; quyền cho thuê, cho thuê lại; quyền hưởng hoa lợi, lợi tức, lợi ích khác trị giá được bằng tiền hình thành từ hợp đồng; quyền được bồi thường thiệt hại; quyền khác trị giá được bằng tiền phát sinh từ hợp đồng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Theo đó, bên có quyền trong hợp đồng được dùng quyền đòi nợ hoặc các khoản phải thu, quyền yêu cầu thanh toán khác… để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong đó có thế chấp.
Cuối cùng, tại Điều 33 Nghị định 21/2021/NĐ-CP còn hướng dẫn về việc thế chấp bằng quyền đòi nợ cụ thể như sau:
Việc thế chấp bằng quyền đòi nợ, khoản phải thu, quyền yêu cầu thanh toán khác
Việc thế chấp bằng quyền đòi nợ, khoản phải thu, quyền yêu cầu thanh toán khác không cần có sự đồng ý của người có nghĩa vụ nhưng người này phải được bên nhận thế chấp thông báo để biết trước khi thực hiện nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo các quy định trên thế chấp bằng quyền đòi nợ là hoàn toàn được, theo đó thì bên thế chấp dùng quyền đòi nợ thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng (trong đó có thế chấp).
Ngoài ra, khi thế chấp bằng quyền đòi nợ không cần có sự đồng ý của người có nghĩa vụ nhưng bên nhận thế chấp phải thông báo để biết trước khi thực hiện nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
Việc xử lý tài sản thế chấp là quyền đòi nợ được quy định như thế nào?
Tại Điều 54 Nghị định 21/2021/NĐ-CP có quy định về việc xử lý tài sản thế chấp là quyền đòi nợ như sau:
- Bên nhận bảo đảm được xử lý đồng thời toàn bộ các phần, các bộ phận của tài sản bảo đảm là vật đồng bộ. Trường hợp tài sản bảo đảm bao gồm nhiều tài sản gắn liền mà có thể chia được thì xử lý theo từng tài sản, không chia được thì xử lý đồng thời.
- Bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu người thứ ba là người có nghĩa vụ thanh toán, nghĩa vụ trả nợ hoặc có nghĩa vụ khác chuyển giao khoản tiền hoặc tài sản khác cho mình. Bên nhận bảo đảm phải chứng minh quyền của mình trong trường hợp người có nghĩa vụ có yêu cầu.
- Bên nhận bảo đảm xử lý tài sản bảo đảm là giấy tờ có giá, chứng khoán, số dư tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định tại Điều 52 Nghị định 21/2021/NĐ-CP.
- Bên nhận bảo đảm khi thực hiện quyền chiếm hữu đối với hàng hóa ghi trên tài sản bảo đảm là vận đơn, chứng từ vận chuyển có nghĩa vụ xuất trình vận đơn, chứng từ vận chuyển theo thủ tục được pháp luật về hàng hải, hàng không hoặc pháp luật khác liên quan quy định. Trường hợp pháp luật này không quy định thì việc xử lý hàng hóa ghi trên vận đơn, chứng từ vận chuyển áp dụng quy định tại Điều 52 Nghị định 21/2021/NĐ-CP.
- Trường hợp bên nhận bảo đảm đồng thời là người có nghĩa vụ thanh toán thì bên nhận bảo đảm được bù trừ nghĩa vụ từ khoản tiền hoặc tài sản thu được quy định tại Điều 54 Nghị định 21/2021/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng là gì? Mẫu kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hằng năm mới nhất?
- Tiền trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 có đóng thuế TNCN không? Chính sách nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 theo Nghị định 178?
- Trường hợp nào không được ứng cử vào Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam? Chủ tịch Liên đoàn Luật sư có nhiệm vụ quyền hạn thế nào?
- Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu có được căn cứ vào bản án kết luận của Toà án hay không?
- Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi không? Ngân hàng nào không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi?