Quyền biểu tình của công dân được quy định như thế nào? Ngăn cản công dân thực hiện quyền biểu tình có bị đi tù không?
Quyền biểu tình của công dân được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 25 Hiến pháp 2013 có quy định về quyền biểu tình của công dân như sau:
Điều 25.
Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.
Hiện nay ngoài quy định trên pháp luật cũng không quy định thêm và cụ thể hơn về quyền biểu tình của người dân.
Và quyền biểu tình của người dân hiện nay cũng có thể bị hạn chế để đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. Cụ thể tại Điều 14 Hiến pháp 2013 có nêu như sau:
Điều 14.
1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.
2. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
Như vậy, khi công dân thực hiện quyền biểu tình thì phải tuân thủ các quy định về an ninh quốc gia, an toàn, trật trự xã hội, y tế công cộng, đồng thời phải đăng ký trước với Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền nơi diễn ra các hoạt động đó và phải thực hiện đúng nội dung đã đăng ký. Cụ thể theo quy định tại Điều 7 Nghị định 38/2005/NĐ-CP có nêu:
Quy định về tập trung đông người ở nơi công cộng
Việc tập trung đông người ở nơi công cộng phải đăng ký trước với Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền nơi diễn ra các hoạt động đó và phải thực hiện đúng nội dung đã đăng ký. Quy định này không áp dụng đối với các hoạt động do các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức.
Nếu không thực hiện quy đúng quy định nêu trên thì đó bị xem là biểu tình trái pháp luật.
Quyền biểu tình của công dân được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Ngăn cản công dân thực hiện quyền biểu tình có bị đi tù không?
Căn cứ theo Điều 167 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định:
Tội xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ từ 01 năm đến 05 năm.
Theo đó người nào ngăn cản công dân thực hiện quyền biểu tình với hình thức dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác mà đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính vì hành vi này thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Với hình thức xử phạt là phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Trường hợp có các tình tiết tăng nặng thì có có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Người phạm tội xâm phạm quyền biểu tình của công dân sau bao lâu khi chấp hành xong án phạt sẽ được đương nhiên xóa án tích?
Căn cứ theo Điều 70 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định:
Đương nhiên được xóa án tích
1. Đương nhiên được xóa án tích được áp dụng đối với người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
2. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
a) 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;
b) 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
c) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
d) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.
Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.
3. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có trách nhiệm cập nhật thông tin về tình hình án tích của người bị kết án và khi có yêu cầu thì cấp phiếu lý lịch tư pháp xác nhận không có án tích, nếu có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này.
Theo đó đối với người phạm tội xâm phạm quyền biểu tình của công dân được đương nhiên xóa án tích như sau:
- Trường hợp thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo thì sau khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn 01 năm sẽ được xóa án tích.
- Trường hợp bị phạt tù từ 03 tháng đến 5 năm thì sau khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn 02 năm sẽ được xóa án tích.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quỹ tiền thưởng hằng năm theo Nghị định 73 bằng bao nhiêu của tổng quỹ tiền lương? Hướng dẫn xác định?
- Đối tượng áp dụng chế độ tiền thưởng theo Công văn 7585 BNV TL? Thẩm quyền xây dựng Quy chế tiền thưởng?
- Trong hoạt động khảo sát xây dựng, khảo sát địa hình là gì? Kết quả khảo sát địa hình có cần lập thành báo cáo?
- Công trình xây dựng trước khi lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất phải bảo đảm nguyên tắc nào?
- Thông tin hải quan có được áp dụng nhằm mục đích quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan không?