Quỹ xã hội bị đình chỉ hoạt động trong 06 tháng khi vi phạm những quy định nào? Quỹ xã hội là quỹ như thế nào?
Quỹ xã hội là quỹ như thế nào? Quỹ xã hội có tư cách pháp nhân không?
Quỹ xã hội là quỹ như thế nào?
Quỹ xã hội được định nghĩa tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 93/2019/NĐ-CP là quỹ được tổ chức, hoạt động với mục đích hỗ trợ và khuyến khích phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao, khoa học và phát triển nông nghiệp, nông thôn, không vì mục tiêu lợi nhuận.
Quỹ xã hội có tư cách pháp nhân không?
Đối chiếu với quy định tại Điều 7 Nghị định 93/2019/NĐ-CP về tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản, tên, biểu tượng và trụ sở của quỹ.
Theo đó, Quỹ xã hội có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.
Quỹ xã hội được chọn tên và biểu tượng. Tên và biểu tượng của quỹ phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Không trùng lắp hoặc gây nhầm lẫn với tên hoặc biểu tượng của quỹ khác đã được đăng ký trước đó;
- Không vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc;
- Quỹ phải có tên bằng tiếng Việt và có thể được dịch ra tiếng quốc tế theo quy định của pháp luật.
Trụ sở giao dịch của Quỹ xã hội phải đặt trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ cụ thể và phải có tài liệu chứng minh tính hợp pháp của trụ sở quỹ.
Quỹ xã hội là quỹ như thế nào? Quỹ xã hội có tư cách pháp nhân không? (Hình từ Internet)
Quỹ xã hội bị đình chỉ hoạt động trong 06 tháng khi vi phạm những quy định nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 40 Nghị định 93/2019/NĐ-CP đình chỉ có thời hạn hoạt động của quỹ:
Theo đó, Quỹ xã hội bị đình chỉ hoạt động trong 06 tháng khi vi phạm một trong những quy định sau:
(1) Hoạt động sai mục đích, không đúng điều lệ của quỹ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận;
+ Mâu thuẫn nội bộ nghiêm trọng không tự giải quyết được; trong quá trình tổ chức, hoạt động có vấn đề phức tạp liên quan đến an ninh, trật tự;
(2) Vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý tài sản, tài chính;
(3) Sử dụng sai các khoản tài trợ có mục đích của các tổ chức, cá nhân tài trợ cho quỹ;
(4) Tổ chức vận động tài trợ không đúng với mục đích được quy định trong điều lệ;
(5) Không hoạt động liên tục trong thời hạn 06 tháng;
(6) Không thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo về tình hình tổ chức, hoạt động và báo cáo tài chính hàng năm và đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định 93/2019/NĐ-CP có văn bản đôn đốc nhưng quá thời hạn 30 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đôn đốc quỹ vẫn không khắc phục;
(7) Không báo cáo việc thay đổi địa chỉ trụ sở chính, thành viên Hội đồng quản lý, Giám đốc quỹ;
(8) Vi phạm một trong các trường hợp không thực hiện nghĩa vụ tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, l khoản 2 Điều 8 và khoản 1 Điều 49 của Nghị định 93/2019/NĐ-CP.
Bộ Nội vụ phải lấy ý kiến bằng văn bản các bộ, cơ quan ngang bộ quản lý lĩnh vực hoạt động chính của quỹ xã hội khi nào?
Căn cứ tại Điều 45 Nghị định 93/2019/NĐ-CP quy định trách nhiệm của Bộ Nội vụ:
Trách nhiệm của Bộ Nội vụ
1. Xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quỹ theo thẩm quyền.
2. Hướng dẫn bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thi hành pháp luật về quỹ.
3. Thực hiện thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định này; lấy ý kiến bằng văn bản các bộ, cơ quan ngang bộ quản lý lĩnh vực hoạt động chính của quỹ khi giải quyết các thủ tục về quỹ thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
4. Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện quản lý nhà nước về tổ chức, hoạt động của quỹ.
5. Khen thưởng hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng đối với quỹ theo quy định của pháp luật.
6. Thanh tra, kiểm tra, giám sát về tổ chức, hoạt động của quỹ.
7. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm thuộc chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
8. Tổng hợp tình hình tổ chức, hoạt động của quỹ báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
9. Ban hành và hướng dẫn các loại mẫu quyết định, mẫu điều lệ, các biểu mẫu và hồ sơ về quỹ, văn bản họp bầu Ban sáng lập quỹ.
Như vậy, Bộ Nội vụ phải có trách nhiệm lấy ý kiến bằng văn bản các bộ, cơ quan ngang bộ quản lý lĩnh vực hoạt động chính của quỹ xã hội khi giải quyết các thủ tục về quỹ thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Nội vụ theo quy định của pháp luật hiện hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?