Quỹ vì người nghèo của thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ những đối tượng nào? Quỹ vì người nghèo của thành phố Hồ Chí Minh có phương thức hỗ trợ nào?
Quỹ vì người nghèo của thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ những đối tượng nào?
Căn cứ tại Điều 7 Quy chế tổ chức và hoạt động quỹ vì người nghèo Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 23/2007/QĐ-UBND, có quy định về đối tượng hỗ trợ của Quỹ như sau:
Đối tượng hỗ trợ của Quỹ gồm
- Hộ gia đình nghèo còn nhiều khó khăn trong cuộc sống.
- Người già neo đơn không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi, người tàn tật hoặc bị bệnh nan y.
- Trẻ em nghèo có nguy cơ bỏ học.
- Chi hỗ trợ trường hợp đột xuất.
- Các phường - xã nghèo theo chuẩn mực của Nhà nước công bố từng thời kỳ.
- Trợ giúp chữa bệnh khi ốm đau nằm viện hoặc điều trị dài ngày.
- Trợ giúp cứu đói khi cần thiết (người nghèo khi gặp thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, cơ nhỡ).
Mức chi cụ thể cho các nội dung nêu trên do Trưởng Ban Vận động Quỹ từng cấp quyết định sau khi có ý kiến thống nhất của các thành viên Ban Vận động Quỹ, bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế và khả năng của Quỹ. Đối với các dự án được tài trợ, nội dung và mức chi thực hiện theo thỏa thuận hoặc văn bản ký kết giữa Ban Quản lý Quỹ và nhà tài trợ.
Như vậy, thì Quỹ vì người nghèo của thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ những đối tượng sau:
- Hộ gia đình nghèo còn nhiều khó khăn trong cuộc sống.
- Người già neo đơn không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi, người tàn tật hoặc bị bệnh nan y.
- Trẻ em nghèo có nguy cơ bỏ học.
- Chi hỗ trợ trường hợp đột xuất.
- Các phường - xã nghèo theo chuẩn mực của Nhà nước công bố từng thời kỳ.
- Trợ giúp chữa bệnh khi ốm đau nằm viện hoặc điều trị dài ngày.
- Trợ giúp cứu đói khi cần thiết (người nghèo khi gặp thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, cơ nhỡ).
Quỹ vì người nghèo của thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ những đối tượng nào? (Hình từ Internet)
Quỹ vì người nghèo của thành phố Hồ Chí Minh có phương thức hỗ trợ nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 8 Quy chế tổ chức và hoạt động quỹ vì người nghèo Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 23/2007/QĐ-UBND, có quy định về phương thức và định mức hỗ trợ của Quỹ như sau:
Phương thức và định mức hỗ trợ của Quỹ
1. Phương thức hỗ trợ của Quỹ là hỗ trợ thường xuyên, có thời hạn và đột xuất.
2. Trong chương trình hàng năm, Ban Quản lý Quỹ quy định cụ thể về tiêu chuẩn, định mức giúp đỡ cho các đối tượng theo khả năng tài chính của Quỹ.
Đối với việc hỗ trợ thường xuyên và có thời hạn thì Ban Quản lý Quỹ quận - huyện, phường - xã, thị trấn xem xét theo quy trình hướng dẫn bình chọn đối tượng của Ban Quản lý Quỹ thành phố.
Đối với trường hợp đột xuất thì Ban Vận động Vì người nghèo thành phố ủy quyền cho Thường trực Ban Quản lý Quỹ xem xét, quyết định mức trợ cấp cho từng trường hợp cụ thể để giúp đỡ kịp thời. Mức trợ cấp khó khăn đột xuất được chi từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng/lần/trường hợp.
Như vậy, thì Quỹ vì người nghèo của thành phố Hồ Chí Minh có phương thức hỗ trợ là hỗ trợ thường xuyên, có thời hạn và đột xuất.
Quỹ vì người nghèo của thành phố Hồ Chí Minh có những nguồn thu đến từ đâu?
Căn cứ tại Điều 14 Quy chế tổ chức và hoạt động quỹ vì người nghèo Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 23/2007/QĐ-UBND, có quy định về nguồn thu của Quỹ như sau:
Nguồn thu của Quỹ gồm
- Đóng góp của các cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức, đơn vị trong và ngoài nước.
- Lãi suất từ tiền gửi của Quỹ tại ngân hàng.
- Ngân sách Nhà nước cấp kinh phí bằng 5% trên tổng số thu từ nguồn vận động hàng năm của Quỹ ở mỗi cấp để chi phí cho việc quản lý, phục vụ các hoạt động của Quỹ (khoản kinh phí này được cân đối trong dự toán hàng năm của từng cấp do ngân sách Nhà nước cấp).
- Thu từ các hoạt động từ thiện, gây Quỹ theo quy định của pháp luật như: Tổ chức văn nghệ, đi bộ, lạc quyên, bán đấu giá sản phẩm.
- Nhận tài trợ của các tổ chức phi Chính phủ trong và ngoài nước.
Như vậy, theo quy định trên thì Quỹ vì người nghèo của thành phố Hồ Chí Minh có những nguồn thu như sau:
- Đóng góp của các cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức, đơn vị trong và ngoài nước.
- Lãi suất từ tiền gửi của Quỹ tại ngân hàng.
- Ngân sách Nhà nước cấp kinh phí bằng 5% trên tổng số thu từ nguồn vận động hàng năm của Quỹ ở mỗi cấp để chi phí cho việc quản lý, phục vụ các hoạt động của Quỹ (khoản kinh phí này được cân đối trong dự toán hàng năm của từng cấp do ngân sách Nhà nước cấp).
- Thu từ các hoạt động từ thiện, gây Quỹ theo quy định của pháp luật như: Tổ chức văn nghệ, đi bộ, lạc quyên, bán đấu giá sản phẩm.
- Nhận tài trợ của các tổ chức phi Chính phủ trong và ngoài nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?
- Chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? Công dân có quyền và nghĩa vụ gì về quốc phòng?
- https//baocaovien vn thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 đăng nhập thế nào?