Quy trình xử lý thông tin trước khi phát ngôn và cung cấp cho báo chí của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ra sao?
- Quy trình xử lý thông tin trước khi phát ngôn và cung cấp cho báo chí của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ra sao?
- Cách thức thực hiện thủ tục xử lý thông tin trước khi phát ngôn và cung cấp cho báo chí của Bộ NN&PTNT ra sao?
- Thời hạn giải quyết thủ tục xử lý thông tin trước khi phát ngôn và cung cấp cho báo chí của Bộ NN&PTNT như thế nào?
Quy trình xử lý thông tin trước khi phát ngôn và cung cấp cho báo chí của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ra sao?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1 Mục 3 Phần 2 Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 2202/QĐ-BNN-VP năm 2023 quy định quy trình xử lý thông tin trước khi phát ngôn và cung cấp cho báo chí của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn như sau:
- Bước 1. Tiếp nhận, phân loại thông tin báo chí
Ngay sau khi tiếp nhận nguồn thông tin từ Cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Lãnh đạo Bộ giao; Các cơ quan báo chí, nhà báo đề xuất, yêu cầu; Điểm báo hằng ngày; Thông tin từ các nguồn chính thống khác; Thông tin từ dư luận, mạng xã hội liên quan đến tổ chức, cá nhân, cơ quan thuộc Bộ; các cơ quan chủ động, kịp thời phân loại, sắp xếp, hệ thống thông tin theo nội dung và cấp độ sau:
+ Tính thời sự, cấp thiết;
+ Theo vấn đề, sự kiện, sự việc cụ thể;
+ Theo lĩnh vực quản lý: Nông nghiệp; lâm nghiệp; thủy lợi; thủy sản; phòng, chống thiên tai…;
+ Thông tin cần kiểm tra, xác minh.
- Bước 2. Tóm tắt thông tin, đề xuất xử lý thông tin
Các cơ quan thực hiện việc tóm tắt những nội dung cơ bản của thông tin, những thông tin mới, thông tin có điểm khác biệt cần lưu ý; tham mưu, đề xuất với Lãnh đạo Bộ hoặc Thủ trưởng cơ quan để giao đơn vị đầu mối chịu trách nhiệm xử lý thông tin hoặc phối hợp xử lý thông tin theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Bước 3. Xử lý thông tin
* Thông tin về vấn đề, sự kiện, sự việc quan trọng liên quan đến nhiều bộ, ngành, nhiều tỉnh, thành phố được Chính phủ giao xử lý:
Chánh Văn phòng Bộ chủ trì, phối hợp với Thủ trưởng các cơ quan liên quan thuộc Bộ thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Phối hợp với các Bộ, ngành, tỉnh, thành phố liên quan kiểm tra, xác định những thông tin mấu chốt của sự việc; tổng hợp, báo cáo nội dung thông tin;
+ Tham mưu, đề xuất Bộ trưởng các giải pháp xử lý và chương trình, kịch bản thông tin, truyền thông.
Trường hợp cần thiết, tham mưu, đề xuất thành lập bộ phận thường trực xử lý thông tin để đảm bảo tính thống nhất, thường xuyên, liên tục.
* Thông tin về các vấn đề, sự kiện, sự việc quan trọng, có ảnh hưởng lớn trong xã hội, liên quan trực tiếp đến Bộ:
Chánh Văn phòng Bộ chủ trì, phối hợp với Thủ trưởng cơ quan được Bộ giao xử lý thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Họp, thảo luận, đánh giá nội dung thông tin mấu chốt của sự việc; mức độ tác động, ảnh hưởng của thông tin;
+ Tổng hợp nội dung thông tin;
- Xây dựng các phương án xử lý và chương trình, kịch bản thông tin, truyền thông. Trường hợp cần thiết xin ý kiến tham vấn của chuyên gia;
+ Báo cáo Bộ trưởng để xin ý kiến chỉ đạo.
* Thông tin về các vấn đề, sự kiện, sự việc quan trọng, liên quan trực tiếp đến các Tổng cục, Cục, Vụ và tương đương:
Thủ trưởng cơ quan chủ trì, phối hợp với Chánh Văn phòng Bộ thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Kiểm tra, xác minh nội dung sự việc; đánh giá mức độ tác động của thông tin;
+ Tổng hợp nội dung thông tin;
+ Tham mưu, đề xuất các phương án xử lý và chương trình, kịch bản thông tin, truyền thông;
+ Báo cáo Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực để xin ý kiến chỉ đạo.
* Thông tin báo chí phản ảnh, kiến nghị liên quan đến lĩnh vực quản lý của Bộ, ngành, các đơn vị thực hiện như sau:
+ Trường hợp Văn phòng Bộ tiếp nhận, thụ lý, Chánh Văn phòng Bộ tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Bộ để giao cơ quan chủ trì thực hiện việc kiểm tra, xác minh nội dung thông tin; tham mưu, đề xuất Bộ giải pháp xử lý và chủ động phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí theo quy định; phối hợp với Văn phòng Bộ báo cáo Bộ kết quả thực hiện.
+ Đối với các trường hợp do cơ quan thuộc Bộ trực tiếp tiếp nhận, thụ lý, Thủ trưởng cơ quan chủ động thực hiện việc kiểm tra, xác minh nội dung thông tin; tham mưu, đề xuất Bộ giải pháp xử lý và chủ động phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí theo quy định; phối hợp với Văn phòng Bộ báo cáo Bộ kết quả thực hiện.
* Đối với các yêu cầu, đề xuất của cơ quan báo chí, nhà báo theo sự việc, vấn đề cụ thể, các cơ quan thuộc Bộ thực hiện như sau:
+ Trường hợp Văn phòng Bộ tiếp nhận, thụ lý, Chánh Văn phòng Bộ tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Bộ và chuyển các yêu cầu, đề xuất của cơ quan báo chí, nhà báo tới cơ quan chức năng thuộc Bộ để thực hiện việc kiểm tra, xác minh nội dung thông tin; tổ chức việc phát ngôn và cung cấp thông tin báo chí; phối hợp với Văn phòng Bộ báo cáo Bộ kết quả thực hiện.
+ Đối với các cơ quan thuộc Bộ, ngay sau khi tiếp nhận yêu cầu, đề xuất của cơ quan báo chí, nhà báo, chủ động giao đơn vị chủ trì thực hiện việc kiểm tra, xác minh nội dung thông tin; tổ chức phát ngôn và cung cấp thông tin báo chí theo yêu cầu, đề xuất; phối hợp với Văn phòng Bộ báo cáo Bộ kết quả thực hiện.
* Thông tin từ dư luận, mạng xã hội liên quan đến cơ quan, đơn vị hoặc cán bộ, công chức, viên chức thuộc Bộ:
Thủ trưởng cơ quan chủ động giao bộ phận chuyên môn theo dõi, đánh giá tính xác thực, mức độ tác động, ảnh hưởng của thông tin. Trường hợp nhạy cảm, phức tạp, Thủ trưởng cơ quan tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Bộ để xin ý kiến chỉ đạo.
- Bước 4. Phản hồi thông tin
Sau khi thực hiện việc phát ngôn và cung cấp thông tin, đơn vị được Bộ giao chủ trì xử lý thông tin có trách nhiệm tổng hợp nội dung báo chí đăng tải, phát sóng.
Trường hợp phát hiện nội dung thông tin báo chí đăng tải, phát sóng không chính xác thì chủ động báo cáo Lãnh đạo Bộ hoặc Thủ trưởng đơn vị để ban hành văn bản đề nghị cơ quan báo chí đăng, phát phản hồi, cải chính, xin lỗi nội dung thông tin theo quy định của nhà nước về báo chí.
Quy trình xử lý thông tin trước khi phát ngôn và cung cấp cho báo chí của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ra sao? (Hình từ Internet)
Cách thức thực hiện thủ tục xử lý thông tin trước khi phát ngôn và cung cấp cho báo chí của Bộ NN&PTNT ra sao?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1 Mục 3 Phần 2 Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 2202/QĐ-BNN-VP năm 2023 quy định cách thức thực hiện thủ tục xử lý thông tin trước khi phát ngôn và cung cấp cho báo chí của Bộ NN&PTNT như sau:
- Gửi nội dung trả lời bằng văn bản hoặc thông cáo báo chí tới cơ quan báo chí.
- Đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ, Báo Nông nghiệp Việt Nam, Trang tin điện tử hoặc mạng xã hội chính thức của các đơn vị (nếu có).
- Trao đổi, trả lời phỏng vấn trực tiếp.
- Tổ chức họp báo.
- Cung cấp thông tin tại các cuộc họp giao ban báo chí do Trung ương tổ chức khi được yêu cầu
Thời hạn giải quyết thủ tục xử lý thông tin trước khi phát ngôn và cung cấp cho báo chí của Bộ NN&PTNT như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1 Mục 3 Phần 2 Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 2202/QĐ-BNN-VP năm 2023 quy định thời hạn giải quyết thủ tục xử lý thông tin trước khi phát ngôn và cung cấp cho báo chí của Bộ NN&PTNT thực hiện theo:
Luật Báo chí 2016 và khoản 3 Điều 6 Nghị định 09/2017/NĐ-CP.
Các trường hợp khác, thời hạn xử lý thông tin theo chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ trên cơ sở đề xuất của Chánh Văn phòng Bộ hoặc Thủ trưởng đơn vị được Bộ giao chủ trì xử lý thông tin.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí theo Nghị định 132?
- Chở người không có nhiệm vụ trên phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy nổ bị xử phạt bao nhiêu?
- Hóa đơn giá trị gia tăng dành cho các đối tượng nào? Không lập hóa đơn giá trị gia tăng khi bán hàng có phải là hành vi trốn thuế?
- Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam là gì? Tiêu chuẩn xét tặng đối với cá nhân công tác trong ngành Ngoại giao là gì?
- Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở ngành Kiểm sát nhân dân là gì? Thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu?