Quy trình xác minh làm rõ vụ việc có dấu hiệu tham nhũng được phát hiện trong quá trình kiểm toán như thế nào?
- Quy trình xác minh làm rõ vụ việc có dấu hiệu tham nhũng được phát hiện trong quá trình kiểm toán như thế nào?
- Quy trình tổ chức thẩm định hồ sơ, bằng chứng kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng của đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán ra sao?
- Thành phần Hội đồng thẩm định hồ sơ, bằng chứng kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng bao gồm những thành viên nào?
- Tiến hành xác minh, làm rõ vụ việc có dấu hiệu tham nhũng ra sao?
Quy trình xác minh làm rõ vụ việc có dấu hiệu tham nhũng được phát hiện trong quá trình kiểm toán như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Chương 3 Quy trình Kiểm toán vị việc có dấu hiệu tham nhũng ban hành kèm theo Quyết định 07/2023/QĐ-KTNN quy định quy trình xác minh làm rõ vụ việc có dấu hiệu tham nhũng được phát hiện trong quá trình kiểm toán trãi qua các bước sau:
Bước 1: Đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán tổ chức thẩm định hồ sơ, bằng chứng kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng
Bước 2: Kiểm toán nhà nước tổ chức thẩm định hồ sơ, bằng chứng kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng
Bước 3: Tiến hành xác minh, làm rõ vụ việc có dấu hiệu tham nhũng
Bước 4: Báo cáo kết quả xác minh
Bước 5: Thẩm định Báo cáo kết quả xác minh
Quy trình xác minh làm rõ vụ việc có dấu hiệu tham nhũng được phát hiện trong quá trình kiểm toán như thế nào? (Hình từ Internet)
Quy trình tổ chức thẩm định hồ sơ, bằng chứng kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng của đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Quy trình Kiểm toán vị việc có dấu hiệu tham nhũng ban hành kèm theo Quyết định 07/2023/QĐ-KTNN quy định quy trình tổ chức tổ chức thẩm định hồ sơ, bằng chứng kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng của đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán như sau:
Bước 1: Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán thành lập Hội đồng thẩm định hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tham nhũng
Xem xét, giải quyết theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết các đề nghị của Trưởng Đoàn kiểm toán.
Bước 2: Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán chỉ đạo Trưởng Đoàn kiểm toán thực hiện các thủ tục, nội dung kiểm toán bổ sung, thu thập thêm các bằng chứng kiểm toán nếu cần thiết; và báo cáo ngay Lãnh đạo Kiểm toán nhà nước phụ trách để chỉ đạo trên cơ sở kết quả thẩm định.
Bước 3: Trưởng Đoàn kiểm toán triển khai thực hiện các công việc theo chỉ đạo và kết luận của Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán
Đồng thời củng cố, tổng hợp bằng chứng kiểm toán, báo cáo Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán.
Bước 4: Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ việc, Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán phải kết luận vụ việc có hay không có dấu hiệu tham nhũng, báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước và thông báo cho Trưởng Đoàn kiểm toán biết về kết luận của mình.
- Trường hợp vụ việc có dấu hiệu tham nhũng thì Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét, xử lý.
- Trường hợp vụ việc không có dấu hiệu tham nhũng thì Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán chỉ đạo Trưởng Đoàn kiểm toán tiếp tục kiểm toán theo kế hoạch.
- Trường hợp không nhất trí với kết luận của Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán thì Trưởng Đoàn kiểm toán có quyền bảo lưu ý kiến bằng văn bản theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn Kiểm toán nhà nước.
Lưu ý: Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán chịu trách nhiệm trước pháp luật và Tổng Kiểm toán nhà nước về kết luận của mình.
Thành phần Hội đồng thẩm định hồ sơ, bằng chứng kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng bao gồm những thành viên nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Quy trình Kiểm toán vị việc có dấu hiệu tham nhũng ban hành kèm theo Quyết định 07/2023/QĐ-KTNN quy định như sau:
Kiểm toán nhà nước tổ chức thẩm định hồ sơ, bằng chứng kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng
1. Tổng Kiểm toán nhà nước thành lập Hội đồng để thẩm định hồ sơ, bằng chứng kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng và tham mưu, tư vấn cho Tổng Kiểm toán nhà nước trong việc chỉ đạo xác minh, làm rõ và xử lý vụ việc có dấu hiệu tham nhũng theo quy định của pháp luật.
2. Thành phần Hội đồng thẩm định gồm: Chủ tịch Hội đồng là một Phó Tổng Kiểm toán nhà nước, Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán, đại diện Lãnh đạo các đơn vị: Vụ Tổng hợp, Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán, Vụ Pháp chế, Thanh tra Kiểm toán nhà nước, Trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán và các thành phần khác do Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định. Vụ Tổng hợp có trách nhiệm tham mưu cho Tổng Kiểm toán nhà nước thành lập Hội đồng thẩm định và làm nhiệm vụ thư ký Hội đồng.
3. Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tham nhũng do đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán trình, Hội đồng thẩm định phải tổ chức họp và kết luận vụ việc có hay không dấu hiệu tham nhũng; nếu chưa đủ căn cứ kết luận thì phải chỉ rõ những nội dung, vấn đề cần phải tiếp tục xác minh, làm rõ, các phương pháp, thủ tục cần phải thực hiện bổ sung,...
a) Trường hợp đã đủ cơ sở, căn cứ kết luận dấu hiệu tội phạm, không cần xác minh, làm rõ thêm thì thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Quy trình này.
b) Trường hợp cần xác minh, làm rõ và củng cố thêm bằng chứng kiểm toán về dấu hiệu tham nhũng thì thực hiện theo quy định tại Điều 14, Điều 15 và Điều 16 Quy trình này.
c) Trường hợp vụ việc không có dấu hiệu tội phạm thì xử lý theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Quy trình này.
...
Theo như quy định trên, Thành phần Hội đồng thẩm định hồ sơ, bằng chứng kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng bao gồm:
- Chủ tịch Hội đồng là một Phó Tổng Kiểm toán nhà nước.
- Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán, đại diện Lãnh đạo các đơn vị: Vụ Tổng hợp, Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán, Vụ Pháp chế, Thanh tra Kiểm toán nhà nước, Trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán và các thành phần khác do Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định.
Theo đó, Vụ Tổng hợp có trách nhiệm tham mưu cho Tổng Kiểm toán nhà nước thành lập Hội đồng thẩm định và làm nhiệm vụ thư ký Hội đồng.
Tiến hành xác minh, làm rõ vụ việc có dấu hiệu tham nhũng ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Quy trình Kiểm toán vị việc có dấu hiệu tham nhũng ban hành kèm theo Quyết định 07/2023/QĐ-KTNN quy định quy trình tiến hành xác minh, làm rõ vụ việc có dấu hiệu tham nhũng như sau:
Bước 1: Tổ trưởng Tổ kiểm toán có trách nhiệm lập Kế hoạch xác minh vụ việc có dấu hiệu tham nhũng trình Trưởng Đoàn kiểm toán xem xét, phê duyệt
Đồng thời gửi Kế hoạch xác minh được duyệt cho Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán để theo dõi, chỉ đạo.
Bước 2: Tiến hành xác minh theo Kế hoạch
- KTVNN tiến hành xác minh, làm rõ vụ việc có dấu hiệu tham nhũng theo Kế hoạch đã được phê duyệt.
Lưu ý: Kết quả xác minh phải được lập thành biên bản.
- Tổ trưởng Tổ kiểm toán, Trưởng Đoàn kiểm toán chỉ đạo công tác xác minh, kiểm tra, soát xét trình tự, thủ tục xác minh và kết quả xác minh.
Quyết định 07/2023/QĐ-KTNN có hiệu lực từ ngày 30/6/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi không? Ngân hàng nào không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi?
- Lời nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 cuối kì 1? Mẫu nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 học kì 1?
- Tải mẫu mới nhất: Bảng tổng hợp dự toán gói thầu thi công xây dựng? Quy định về việc xác định và thẩm tra, thẩm định, phê duyệt dự toán gói thầu?
- Luật Thuế giá trị gia tăng hiện hành quy định những gì? Quy định về giá tính thuế giá trị gia tăng thế nào?
- Quỹ Từ thiện sống xanh là gì? Trụ sở Quỹ từ thiện sống xanh ở đâu? Phạm vi hoạt động Quỹ từ thiện sống xanh?