Quy trình thực hiện xét nghiệm định kỳ HIV âm tính trong nhóm có nguy cơ cao cho trẻ trên 18 tháng tuổi như thế nào?
- Trẻ trên 18 tháng tuổi có kết quả xét nghiệm HIV bằng kỹ thuật sinh học phân tử âm tính trong nhóm có nguy cơ cao cần xét nghiệm định kỳ mấy tháng một lần?
- Việc lấy mẫu máu và tiến hành xét nghiệm định kỳ HIV âm tính trong nhóm có nguy cơ cao cho trẻ trên 18 tháng tuổi như thế nào?
- Thời gian trả lời kết quả xét nghiệm định kỳ HIV âm tính trong nhóm có nguy cơ cao cho trẻ trên 18 tháng tuổi là khi nào?
Trẻ trên 18 tháng tuổi có kết quả xét nghiệm HIV bằng kỹ thuật sinh học phân tử âm tính trong nhóm có nguy cơ cao cần xét nghiệm định kỳ mấy tháng một lần?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục I Chương III Phần II Hướng dẫn quốc gia xét nghiệm HIV ban hành kèm theo Quyết định 2674/QĐ-BYT năm 2018 quy định như sau:
Xét nghiệm định kỳ HIV trong các trường hợp có hành vi nguy cơ cao tiếp diễn:
1. Các trường hợp HIV âm tính trong nhóm có nguy cơ cao cần xét nghiệm định kỳ 06 tháng/lần:
- Nhóm quần thể hành vi nguy cơ cao
- Người có bạn tình nhiễm HIV
- Bệnh nhân nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục
- Người dự phòng sau phơi nhiễm (PEP) và trước phơi nhiễm (PrEP)
...
* Lưu ý: Các trường hợp nghi ngờ giai đoạn cửa sổ nên xét nghiệm lại trong vòng 3 tháng
Như vậy, trẻ trên 18 tháng tuổi có kết quả xét nghiệm HIV bằng kỹ thuật sinh học phân tử âm tính trong nhóm có nguy cơ cao cần xét nghiệm định kỳ 06 tháng một lần.
Lưu ý: Các trường hợp nghi ngờ giai đoạn cửa sổ nên xét nghiệm lại trong vòng 3 tháng.
Việc lấy mẫu máu và tiến hành xét nghiệm định kỳ HIV âm tính trong nhóm có nguy cơ cao cho trẻ trên 18 tháng tuổi như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc lấy mẫu máu và tiến hành xét nghiệm định kỳ HIV âm tính trong nhóm có nguy cơ cao cho trẻ trên 18 tháng tuổi như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục I Chương III Phần II Hướng dẫn quốc gia xét nghiệm HIV ban hành kèm theo Quyết định 2674/QĐ-BYT năm 2018 quy định như sau:
Xét nghiệm định kỳ HIV trong các trường hợp có hành vi nguy cơ cao tiếp diễn:
...
2. Thực hiện xét nghiệm HIV theo đúng các quy định tại Chương II hướng dẫn này.
...
Theo tiết 3.1, tiết 3.2 tiểu mục 3 Mục II Chương II Phần II Hướng dẫn quốc gia xét nghiệm HIV ban hành kèm theo Quyết định 2674/QĐ-BYT năm 2018 quy định như sau:
Đối với trẻ trên 18 tháng tuổi và người lớn.
...
3. Quy trình xét nghiệm
3.1. Lấy mẫu máu:
- Điền đủ thông tin vào "Phiếu xét nghiệm PCR định tính HIV cho trẻ >18 tháng tuổi và người lớn" theo quy định tại biểu mẫu số 4, phụ lục IV-C ban hành kèm theo hướng dẫn này.
- Mẫu sử dụng để xét nghiệm sinh học phân tử có thể là DBS, máu toàn phần, huyết tương.
- Quy trình lấy máu, đóng gói, vận chuyển, tiếp nhận mẫu DBS theo quy định tại phụ lục II ban hành kèm theo hướng dẫn này.
- Quy trình lấy máu, đóng gói, vận chuyển, tiếp nhận máu toàn phần và huyết tương theo quy định tại phụ lục III ban hành kèm theo hướng dẫn này.
3.2. Tiến hành xét nghiệm và một số lưu ý
- Sinh phẩm sử dụng phải có số lưu hành còn hiệu lực hoặc được Bộ Y tế cho phép sử dụng và đang còn hạn sử dụng.
- Thực hiện xét nghiệm bằng kỹ thuật PCR theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Thực hiện việc bảo quản mẫu bệnh phẩm trong tủ đông sâu (-70oC) trở xuống theo quy định, thời gian lưu mẫu dương tính ít nhất là 2 năm.
- Nhãn dán trên mẫu bệnh phẩm sử dụng nhãn không thấm nước và không bị bong ở nhiệt độ âm sâu.
- Việc hủy mẫu phải tiến hành theo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 quy định về quản lý chất thải y tế và các qui định pháp luật có liên quan.
- Hủy mẫu lưu dương tính và nghi ngờ: sau khi hết thời gian lưu mẫu theo quy định, việc hủy mẫu cần phải lập biên bản ghi rõ thời gian và danh sách các mẫu đã hủy. Biên bản này phải lưu trong thời gian 5 năm kể từ ngày hủy mẫu.
Theo đó, việc lấy mẫu máu, tiến hành xét nghiệm sinh học phân tử và một số lưu ý đối với trẻ trên 18 tháng tuổi thực hiện như quy định trên.
Thời gian trả lời kết quả xét nghiệm định kỳ HIV âm tính trong nhóm có nguy cơ cao cho trẻ trên 18 tháng tuổi là khi nào?
Căn cứ theo tiết 3.3 tiểu mục 3 Mục II Chương II Phần II Hướng dẫn quốc gia xét nghiệm HIV ban hành kèm theo Quyết định 2674/QĐ-BYT năm 2018 quy định như sau:
Đối với trẻ trên 18 tháng tuổi và người lớn.
...
3. Quy trình xét nghiệm
...
3.3. Trả lời kết quả
3.3.1. Thời gian trả lời kết quả
- Kết quả xét nghiệm PCR cần được trả cho cơ sở chỉ định xét nghiệm trong vòng 02 tuần kể từ ngày phòng xét nghiệm nhận được mẫu.
- Trong trường hợp không trả được kết quả trong vòng 02 tuần, phòng xét nghiệm cần thông báo cho cơ sở chỉ định xét nghiệm lý do và thời hạn sẽ trả kết quả.
3.3.2. Ghi chép kết quả
- Nếu kết quả xét nghiệm PCR âm tính, ghi bằng chữ "Âm tính" vào phần "Trả lời kết quả xét nghiệm".
- Nếu kết quả xét nghiệm PCR dương tính, ghi bằng chữ "Dương tính" vào phần "Trả lời kết quả xét nghiệm".
3.3.3. Trả lời kết quả
Kết quả xét nghiệm HIV theo quy định tại biểu mẫu số 4, phụ lục IV-C ban hành kèm theo hướng dẫn này, phải được ghi đầy đủ kết quả xét nghiệm, chữ ký và họ tên đầy đủ của cán bộ thực hiện xét nghiệm và trưởng khoa hoặc trưởng phòng xét nghiệm. Các phiếu này được khoa hoặc phòng xét nghiệm trả lại cho cơ sở chỉ định xét nghiệm.
...
Theo đó, thời gian trả lời kết quả xét nghiệm định kỳ HIV âm tính trong nhóm có nguy cơ cao cho trẻ trên 18 tháng tuổi như sau:
- Kết quả xét nghiệm PCR cần được trả cho cơ sở chỉ định xét nghiệm trong vòng 02 tuần kể từ ngày phòng xét nghiệm nhận được mẫu.
- Trong trường hợp không trả được kết quả trong vòng 02 tuần, phòng xét nghiệm cần thông báo cho cơ sở chỉ định xét nghiệm lý do và thời hạn sẽ trả kết quả.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?