Quy trình thẩm định và ban hành chương trình đào tạo trình độ sơ cấp hiện nay được thực hiện như thế nào?
Chương trình đào tạo trình độ sơ cấp được hiểu là gì?
Theo khoản 3 Điều 3 Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH thì chương trình đào tạo sơ cấp được hiểu là hệ thống kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm được thiết kế đồng bộ với phương pháp giảng dạy, điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy, học tập và đánh giá kết quả học tập để đảm bảo người học tích lũy được kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm cần thiết để thực hiện các công việc đơn giản của nghề.
Quy trình thẩm định và ban hành chương trình đào tạo trình độ sơ cấp hiện nay được thực hiện ra sao?
Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH quy định về quy trình thẩm định và ban hành chương trình đào tạo như sau:
Bước 01: Thành lập Hội đồng thẩm định chương trình đào tạo
- Người đứng đầu cơ sở đào tạo quyết định thành lập Hội đồng thẩm định chương trình đào tạo (dưới đây gọi là Hội đồng thẩm định chương trình).
- Hội đồng thẩm định chương trình có từ 5 đến 7 thành viên (tùy theo khối lượng công việc của từng chương trình đào tạo cần thẩm định) là các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp, cán bộ khoa học kỹ thuật của doanh nghiệp.
Hội đồng thẩm định phải có ít nhất một thành viên là người của đơn vị sử dụng lao động sau đào tạo và có ít nhất một phần ba tổng số thành viên là nhà giáo đang giảng dạy trình độ đào tạo sơ cấp với nghề tương ứng. Trong đó có Chủ tịch Hội đồng là đại diện Lãnh đạo cơ sở đào tạo, Phó chủ tịch, thư ký và các ủy viên.
- Tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng thẩm định chương trình:
+ Có trình độ cao đẳng trở lên;
+ Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy hoặc hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực của nghề cần thẩm định.
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng thẩm định chương trình:
+ Hội đồng thẩm định là tổ chức tư vấn về chuyên môn giúp người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong việc thẩm định chương trình đào tạo.
+ Nhận xét, đánh giá chất lượng chương trình đào tạo; chịu trách nhiệm về chất lượng thẩm định; kiến nghị về việc phê duyệt chương trình đào tạo.
+ Tổ chức thẩm định chương trình đào tạo và lập báo cáo kết quả thẩm định để làm căn cứ phê duyệt chương trình đào tạo.
- Nguyên tắc làm việc của hội đồng thẩm định chương trình:
+ Hội đồng thẩm định chương trình làm việc dưới sự điều hành của chủ tịch hội đồng;
+ Phiên họp của Hội đồng thẩm định chương trình chỉ hợp lệ khi có mặt tối thiểu 2/3 số thành viên Hội đồng, trong đó có chủ tịch, thư ký và các ủy viên phản biện; các thành viên vắng mặt phải có bản nhận xét, đánh giá về chương trình gửi Hội đồng trước ngày họp;
+ Hội đồng thẩm định chương trình thảo luận công khai, từng thành viên trong hội đồng có ý kiến phân tích, đánh giá đối với chương trình đào tạo; biểu quyết từng nội dung và kết luận theo đa số (theo ý kiến của từ 2/3 thành viên Hội đồng trở lên);
+ Cuộc họp của Hội đồng thẩm định chương trình phải được ghi thành biên bản chi tiết; trong đó có các ý kiến của từng thành viên và kết quả biểu quyết đối với từng nội dung kết luận của Hội đồng). Biên bản được các thành viên của Hội đồng dự họp nhất trí thông qua và cùng ký tên.
- Hội đồng thẩm định chương trình có thể thành lập các tiểu ban giúp việc cho hội đồng để thẩm định một hoặc một số mô - đun trong chương trình đào tạo.
Bước 02: Thẩm định chương trình đào tạo
- Hội đồng thẩm định chương trình căn cứ vào các quy định hiện hành về chương trình đào tạo; yêu cầu của nghề đào tạo theo khung trình độ quốc gia, tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia và mục tiêu, chuẩn đầu ra đã xác định để thẩm định chương trình đào tạo.
- Hội đồng thẩm định chương trình phải kết luận rõ một trong các nội dung sau: thông qua chương trình đào tạo, không cần chỉnh sửa, bổ sung hoặc thông qua chương trình đào tạo nhưng yêu cầu phải chỉnh sửa, bổ sung và nêu nội dung cụ thể cần phải chỉnh sửa, bổ sung hoặc không thông qua chương trình đào tạo và nêu lý do không được thông qua.
Bước 03: Báo cáo kết quả thẩm định
Chủ tịch Hội đồng thẩm định chương trình báo cáo kết quả thẩm định chương trình đào tạo, kèm theo biên bản họp hội đồng, hồ sơ thẩm định để người đứng đầu cơ sở đào tạo xem xét, quyết định ban hành.
Bước 04: Ban hành chương trình đào tạo
Người đứng đầu cơ sở đào tạo trình độ sơ cấp căn cứ kết quả thẩm định chương trình đào tạo của hội đồng thẩm định tự chủ, tự chịu trách nhiệm phê duyệt và ban hành chương trình đào tạo trình độ sơ cấp để áp dụng cho cơ sở mình.
Thẩm định và ban hành chương trình đào tạo trình độ sơ cấp
Có cần phải đánh giá chương trình đào tạo trình độ sơ cấp thường xuyên không?
Theo khoản 2 Điều 10 Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH quy định về việc đánh giá, cập nhật chương trình đào tạo trình độ sơ cấp như sau:
Lựa chọn chương trình đào tạo; đánh giá, cập nhật chương trình đào tạo và công khai chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra
...
2. Đánh giá, cập nhật chương trình đào tạo
a) Ít nhất 3 năm một lần, người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp phải tổ chức đánh giá chương trình đào tạo về sự đáp ứng so với chuẩn đầu ra đã xác định và yêu cầu của người sử dụng lao động và những thay đổi của công nghệ, kỹ thuật trong sản xuất đối với nghề đào tạo; những thay đổi trong quy định của nhà nước, của cơ sở đào tạo về chương trình đào tạo; sự thống nhất và gắn kết giữa nội dung chương trình, phương pháp đào tạo, kiểm tra đánh giá, dự kiến tác động của việc thay đổi, cập nhật chương trình đào tạo.
b) Dự thảo những nội dung cần sửa đổi, cập nhật chương trình đào tạo và tổ chức thẩm định theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.
c) Người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp ban hành chương trình đào tạo cập nhật, bổ sung trên cơ sở đề xuất của Hội đồng thẩm định chương trình sau khi chương trình đào tạo được đánh giá theo quy định tại các Điểm a và b Khoản 2 Điều này.
Theo đó, các cơ sở đào tạo sơ cấp phải thực hiện đánh giá chương trình đào tạo ít nhất 03 năm một lần. Việc đánh giá này nhằm mục đích xác định được chương trình đào tạo có còn phù hợp với nhu cầu, tình hình hiện tại hay không. Từ đó, để đưa ra những thay đổi, cập nhật mới cho chương trình đào tạo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Tờ trình đề nghị tặng Huy hiệu đảng mới nhất? Tải mẫu? Quy trình xét tặng Huy hiệu Đảng như thế nào?
- Trách nhiệm của nhà thầu chính đối với nhà thầu nước ngoài là gì? Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu nước ngoài?
- Stt tất niên hài hước? Cap về ngày tất niên? Ngày tất niên Tết Ất Tỵ có phải là ngày lễ lớn trong năm?
- Lời dẫn chương trình lễ trao huy hiệu Đảng hay và ý nghĩa? Đối tượng nào được trao huy hiệu đảng đợt 3 2 2025?
- Tết Cha Mẹ là ngày nào? Lịch làm việc lại sau Tết Âm lịch Ất Tỵ của CBCCVC? Hướng dẫn cách treo cờ Tổ quốc Tết Âm lịch?